Mẫu đơn xin rút học bạ để chuyển trường dành cho học sinh cấp THCS, THPT mới nhất? Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục khi chuyển trường năm 2023?
Mẫu đơn xin rút học bạ để chuyển trường dành cho học sinh cấp THCS, THPT hiện nay 2023?
Mẫu đơn xin rút học bạ để chuyển trường đối với dành cho cấp THCS, THPT hiện nay 2023 gồm những nội dung như sau:
Tải mẫu đơn xin rút học bạ để chuyển trường dành cho học sinh cho cấp THCS, THPT: Tại Đây
Mẫu đơn xin rút học bạ để chuyển trường dành cho học sinh cấp THCS, THPT mới nhất? Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục khi chuyển trường năm 2023? (Hình từ Internet)
Quy định về việc chuyển trường tại trường THCS và THPT?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT (Cụm "ngoài công lập" này bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT thành "Tư thục") quy định về việc chuyển trường tại trường trung học cơ sở và trung học phổ thông như sau:
Chuyển trường.
1. Trừ các quy định tại khoản 2 và 3 Điều này, học sinh được xét và giải quyết chuyển trường nếu bảo đảm đủ các điều kiện về đối tượng và hồ sơ thủ tục tại các Điều 4 và 5 của Quy định này.
2. Việc chuyển trường từ trường trung học bình thường sang trường trung học chuyên biệt (phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu) thực hiện theo quy chế riêng của trường chuyên biệt đó.
3. Việc chuyển trường từ trường trung học phổ thông tư thục sang trường trung học phổ thông công lập chỉ được xem xét, giải quyết trong hai trường hợp sau:
a) Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông tư thục phải chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà ở đó không có trường trung học phổ thông tư thục thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập.
b) Trường hợp học sinh đang học tại trường trung học phổ thông tư thục thuộc loại trường có thi tuyển đầu vào phải chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, mà ở đó không có trường trung học phổ thông tư thục có chất lượng tương đương thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể đối với việc chuyển vào học trường trung học phổ thông công lập."
Như vậy, việc chuyển trường tại trường trung học cơ sở và trung học phổ thông được thực hiện theo quy định như trên.
Hồ sơ chuyển trường gồm những tài liệu gì? Thủ tục chuyển trường thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT (điểm c, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i khoản 1 bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT; cụm "ngoài công lập" này bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT thành "Tư thục")
Hồ sơ, thủ tục chuyển trường.
1. Hồ sơ chuyển trường gồm:
a) Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.
b) Học bạ (bản chính).
đ) Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập).
e) Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.
f) Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở); Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác).
2. Thủ tục chuyển trường:
a) Đối với học sinh trung học cơ sở:
Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận và giới thiệu về trường theo nơi cư trú, kèm theo hồ sơ đã được kiểm tra.
b) Đối với học sinh trung học phổ thông:
Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố. Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.
3. Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đến xem xét, quyết định."
Như vậy, hồ sơ, thủ tục chuyển trường được quy định như trên.
Hồ sơ xin học lại gồm những tài liệu nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục xin học lại.
1. Hồ sơ xin học lại.
a) Đơn xin học lại do học sinh ký.
b) Học bạ của lớp hoặc cấp học đã học (bản chính).
c) Bằng tốt nghiệp của cấp học dưới (bản công chứng).
d) Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước.
2. Thủ tục xin học lại.
a) Trường hợp xin học lại tại trường cũ:
Hiệu trưởng nhà trương cho phép nhập học sau khi đã kiểm tra hồ sơ.
b) Trường hợp xin học lại tại trường khác:
Hồ sơ bổ sung và thủ tục thực hiện như đối với học sinh chuyển trường.
c) Trường hợp xin học lại vào lớp đầu cấp trung học phổ thông:
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định trên cơ sở kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của học sinh trước khi nghỉ học.
3. Việc xin học lại được thực hiện trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ xin học lại gồm những tài liệu sau:
- Đơn xin học lại do học sinh ký.
- Học bạ của lớp hoặc cấp học đã học (bản chính).
- Bằng tốt nghiệp của cấp học dưới (bản công chứng).
- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Lê Mạnh Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?