Mẫu Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu?
- Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu gồm những gì?
- Mẫu Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu như thế nào?
- Có bao nhiêu hình thức thẩm định sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNN được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT về cơ quan thẩm định như sau:
Cơ quan thẩm định
Cơ quan thẩm định, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận ATTP và cơ quan thẩm định, cấp Chứng thư: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục (sau đây gọi là Cơ quan thẩm định).
Như vậy, có quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu bao gồm:
- Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
- Cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Mẫu Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu được quy định tại Điều 10 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Theo đó, hồ sơ bao gồm:
STT | Giấy tờ, tài liệu |
1 | Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT |
2 | Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo biểu tương ứng tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT |
3 | Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận |
4 | Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp. |
Như vậy, hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu bao gồm những giấy tờ, tài liệu nêu trên.
Đối với các Cơ sở đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sau khi khắc phục sai lỗi của lần kiểm tra, thẩm định trước đó thì cần bổ sung thêm vào hồ sơ 01 (một) Báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi theo mẫu tai Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Cơ sở sản xuất thủy sản gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký cho Cơ quan kiểm tra thẩm định thông qua các hình thức: Gửi trực tiếp; Gửi theo đường bưu điện; Gửi thư điện tử; Đăng ký trực tuyến
Đối với các giấy xác nhận, cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở.
Mẫu Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu như thế nào?
Mẫu Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu được ban hành tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Tải Mẫu Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu Tại đây.
Có bao nhiêu hình thức thẩm định sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT về các hình thức thẩm định như sau:
Các hình thức thẩm định
...
2. Thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP: áp dụng đối với cơ sở đã có tên trong Danh sách xuất khẩu trong các trường hợp:
a) Cơ sở bổ sung thị trường xuất khẩu có yêu cầu phải lập danh sách; sửa chữa, nâng cấp điều kiện bảo đảm ATTP: thẩm định sau khi cơ sở gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
b) Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: thẩm định không báo trước với tần suất: Cơ sở hạng 1, hạng 2: 01 lần trong 18 tháng; cơ sở hạng 3: 01 lần trong 12 tháng
Như vậy, theo quy định trên thì sau khi đã cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, cơ sở thẩm định sẽ tiến hành thẩm định theo 02 hình thức sau:
- Thẩm định đánh giá định kỳ: Đối với cơ sở bổ sung thị trường xuất khẩu có yêu cầu phải lập danh sách; sửa chữa, nâng cấp điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm;
Thời gian thẩm định: Sau khi cơ sở gửi hồ sơ theo quy định.
- Thẩm định không báo trước: Đối với cơ sở hạng 1, hạng 2, hạng 3.
Thời gian, tần suất thẩm định:
+ Cơ sở hạng 1, hạng 2: 01 lần trong 18 tháng;
+ Cơ sở hạng 3: 01 lần trong 12 tháng.
Xem chi tiết tại Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?