Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện nhượng quyền thương mại?
Nhượng quyền thương mại là gì? Khi thực hiện nhượng quyền thương mại thì có bắt buộc phải lập hợp đồng hay không?
Căn cứ vào Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Theo đó, nhượng quyền thương mại là một trong những hình thức hoạt động thương mà bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền để tiến hành hoạt động kinh doanh.
Căn cứ vào Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, khi thực hiện nhường quyền thuong mại thì phải lập hợp đồng và hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện nhương quyền thương mại?
Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
Căn cứ vào Điều 286 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Quyền của thương nhân nhượng quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:
1. Nhận tiền nhượng quyền;
2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
Căn cứ vào Điều 287 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Căn cứ vào Điều 288 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Quyền của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Căn cứ vào Điều 289 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Như vậy, thương nhân nhận quyền và thương nhân nhượng quyền sẽ có những quyền và nghĩa vụ theo quy định trên khi thực hiện nhượng quyền thương mại.
Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại hiện nay được quy định như thế nào?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định về mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại nhất định. Theo đó, khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam thì thương nhân có thể tự soạn thảo mẫu hợp đồng theo nội dung mà các bên thỏa thuận.
Theo đó thì hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ có những nội dung chính như thông tin của bên nhượng quyền, thông tin của bên nhận quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên,...
Các bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại tại đây.
Tải hợp đồng nhượng quyền thương mại: Tại đây.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhượng quyền thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?