Mẫu Kế hoạch kiểm toán áp dụng trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng mới nhất là mẫu nào?
Mẫu Kế hoạch kiểm toán áp dụng trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng mới nhất là mẫu nào?
Căn cứ Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN ngày 10/01/2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Mẫu Kế hoạch kiểm toán áp dụng trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng mới nhất hiện nay là Mẫu số 01/KHKT-DAĐT Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Theo đó, Mẫu kế hoạch này được áp dụng cho các cuộc kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình, gồm cả dự án theo hợp đồng PPP (BOT,BT,...).
Tải Mẫu Kế hoạch kiểm toán áp dụng trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng mới nhất: Tại đây.
Mẫu Kế hoạch kiểm toán áp dụng trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng mới nhất? Ai có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch kiểm toán? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch kiểm toán chi tiết trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng?
Theo Điều 10 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 47/QĐ-KTNN năm 2021, việc phê duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Quy trình kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 11 Quy trình kiểm toán ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN như sau:
Lập và phê duyệt KHKT chi tiết
...
2. Phê duyệt KHKT chi tiết và điều chỉnh KHKT chi tiết
a) Tổ trưởng lập và trình KHKT chi tiết cho Trưởng đoàn phê duyệt trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước (hoặc người được ủy quyền) ký quyết định kiểm toán.
b) Sau khi nhận được KHKT chi tiết do Tổ trưởng trình, Trưởng đoàn căn cứ vào KHKT tổng quát, các thông tin thu thập được về đơn vị được kiểm toán… để kiểm tra, xem xét phê duyệt nếu thấy đạt yêu cầu, trường hợp KHKT chi tiết còn tồn tại, hạn chế thì yêu cầu Tổ trưởng bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và phê duyệt KHKT chi tiết sau khi đã được hoàn thiện. Sau khi phê duyệt KHKT chi tiết, Trưởng đoàn gửi KHKT chi tiết cho đơn vị kiểm soát theo quy định trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước (hoặc người được ủy quyền) ký quyết định kiểm toán.
c) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung KHKT chi tiết:
- Tổ trưởng phải có tờ trình Trưởng đoàn nêu rõ lý do thay đổi: Để Trưởng đoàn xem xét phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của Trưởng đoàn theo quy định của Kiểm toán nhà nước: Các trường hợp thay đổi, bổ sung KHKT chi tiết phù hợp với KHKT tổng quát đã được phê duyệt) và phải báo cáo cho Kiểm toán trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán; hoặc để Trưởng đoàn trình xin ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của cấp trên theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 10 và các quy định của Kiểm toán nhà nước) và chỉ được thực hiện khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Sau khi phê duyệt KHKT chi tiết điều chỉnh, Trưởng đoàn gửi KHKT chi tiết điều chỉnh cho đơn vị kiểm soát theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch kiểm toán chi tiết trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng thuộc về Trưởng đoàn kiểm toán nhà nước.
Sau khi phê duyệt Kế hoạch kiểm toán chi tiết, Trưởng đoàn gửi Kế hoạch kiểm toán chi tiết cho đơn vị kiểm soát theo quy định trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước (hoặc người được ủy quyền) ký quyết định kiểm toán.
Mục tiêu kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng là gì?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 8 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 47/QĐ-KTNN năm 2021.
Thông thường mục tiêu kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng bao gồm:
- Xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các tài liệu, số liệu kế toán (nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư), Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hàng năm của dự án.
- Đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng, chế độ quản lý tài chính kế toán của Nhà nước.
- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của dự án.
- Cung cấp thông tin, số liệu tin cậy cho cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý tài chính và tài sản nhà nước.
- Phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án (nếu có); xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân và kiến nghị xử lý đối với các sai phạm theo quy định của pháp luật; phát hiện bất cập và đề xuất sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách quản lý tài chính, đầu tư xây dựng, ngân sách cho phù hợp.
Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN chính thức có hiệu lực từ ngày 25/02/2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kế hoạch kiểm toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?