Mô tả vị trí việc làm phó hiệu trưởng trong trường mầm non công lập theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT?
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của phó hiệu trưởng trong trường mầm non công lập như thế nào?
Căn cứ tại Mục 5 Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm phó hiệu trưởng Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục mầm non công lập như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên. - Phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non thuộc đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP hoặc thuộc đối tượng quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT thì không xét đến yêu cầu về trình độ đào tạo. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non. - Có phẩm chất, năng lực quản trị nhà trường. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc; tạo dựng được uy tín cá nhân. - Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường. - Có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ. |
Các yêu cầu khác | - Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao. - Thuyết phục, huy động được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài cơ sở giáo dục mầm non tham gia xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục mầm non. - Tham mưu cho hiệu trưởng trong việc phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của cơ sở giáo dục mầm non, xây dựng được tầm nhìn chiến lược kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục mầm non theo từng giai đoạn hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ em và nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục. - Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm. |
Các năng lực
Mô tả vị trí việc làm phó hiệu trưởng trong trường mầm non công lập theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT?
Phạm vi quyền hạn của phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục mầm non công lập như thế nào?
Căn cứ tại Mục 4 Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm phó hiệu trưởng Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ phạm vi quyền hạn của phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục mầm non công lập như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
1 | Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục mầm non được giao quản lý theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục. |
2 | Quản lý trẻ em đang học tại cơ sở giáo dục mầm non được giao quản lý. |
3 | Thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định. |
Các nhiệm vụ, công việc của phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục mầm non công lập như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm phó hiệu trưởng Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ nhiệm vụ, công việc của phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục mầm non công lập như sau:
- Tổ chức, quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non:
+ Điều hành công việc do hiệu trưởng phân công, ủy quyền theo quy định; tham mưu cho hiệu trưởng các nội dung chuyên môn thuộc lĩnh vực được phân công.
+ Quản lý trẻ em.
+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
+ Tham gia thực hiện xã hội hóa giáo dục; huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục.
- Tham gia hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
+ Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng.
+ Trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục trẻ em theo quy định.
- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý.
Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý..
Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 16/12/2023
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường mầm non công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?