Mức chuẩn trợ cấp người có công từ 01/7/2023? Mức chuẩn trợ cấp được dùng để tính những khoản nào?
Mức chuẩn trợ cấp người có công từ 01/7/2023? Mức chuẩn trợ cấp được dùng để tính những khoản nào?
Ngày 21/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2023/NĐ-CP
Nghị định 55/2023/NĐ-CP Tại đây sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công tại Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 55/2023/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi
1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.055.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn).
2. Mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng
Như vậy, theo nội dung trên, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được tăng lên 2.055.000 đồng.
So với mức 1.624.000 đồng tại Nghị định 75/2021/NĐ-CP, mức chuẩn trợ cấp người có công mới đã tăng lên ~ 26,54%.
Mức chuẩn trên được dùng làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định 55/2023/NĐ-CP được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng.
Mức chuẩn trợ cấp người có công từ 01/7/2023? Mức chuẩn trợ cấp được dùng để tính những khoản nào? (Hình từ Internet)
Người có công với cách mạng theo quy định hiện nay gồm những ai?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:
Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
Theo đó, hiện nay, người có công với cách mạng là người thuộc các trường hợp sau:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Liệt sỹ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
- Người có công giúp đỡ cách mạng.
Nghị định 55/2023/NĐ-CP về trợ cấp người có công được áp dụng từ ngày nào?
Căn cứ về hiệu lực thi hành căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định 55/2023/NĐ-CP như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2013,
2. Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và mức hưởng trợ cấp quy định tại Điều 8, Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ trụ đãi người có công với cách mạng được quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này và được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
3. Mức chi chế độ điều dưỡng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này và được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
4. Những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 184 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe, cơ sở nuôi dưỡng người có công do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý được hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng những trường hợp này. Nội dung và mức hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này.
Nghị định 55/2023/NĐ-CP về trợ cấp người có công có hiệu lực thi hành từ ngày 5/9/2023.
Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định Nghị định 55/2023/NĐ-CP được thực hiện kể từ ngày 1/7/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 55/2023/NĐ-CP Tại đây
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người có công với cách mạng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?