Mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con năm 2022 là bao nhiêu? Thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế khi sinh con như thế nào?
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con đúng tuyến là bao nhiêu?
Tại điểm a khoản 1 Điều 21 Luật bảo hiểm y tế 2008 thì người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
...
Như vậy người tham gia bảo hiểm y tế khi sinh con sẽ được bảo hiểm y tế chi trả.
Theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về quyền lợi bảo hiểm y tế như sau:
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh (KCB) đúng tuyến, được chuyển tuyến điều trị… thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng:
- 100% chi phí KCB đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế gồm: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ…trong lực lượng công an nhân dân,…; Người có công với cách mạng, cựu chiến binh; Trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc hộ nghèo…
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
- 100% chi phí KCB nếu đã tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
- 95% chi phí KCB đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật BHYT gồm: người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; Thân nhân của người có công với cách mạng, Người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
- 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con năm 2022 là bao nhiêu? Thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế khi sinh con như thế nào?
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con trái tuyến là bao nhiêu?
Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) thì người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định theo tỷ lệ như sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú
- 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước (từ 01/01/2021)
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện (từ ngày 01/01/2016)
Như vậy, trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế khi sinh con vẫn được hưởng bảo hiểm y tế dù trái tuyến, tuy nhiên mức hưởng sẽ thấp hơn mức sinh con ở bệnh viện đúng tuyến.
Lưu ý: Nếu sinh trái tuyến có bảo hiểm, nhưng có giấy chuyển viện đúng tuyến, thì BHYT sẽ vẫn chi trả 100% những mục mà bảo hiểm y tế quy định trừ những nhu cầu không nằm trong bảo hiểm quy định từ đầu thì phải tự chi trả
Theo hướng dẫn của Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (điểm b khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP) thì một số đối tượng được hưởng 100% mức bảo hiểm y tế khi đi sinh con bao gồm:
+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
Thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế khi sinh con như thế nào?
Theo Điều 28 Luật bảo hiểm y tế 2008 quy định về thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế khi sinh con như sau:
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình
+ Thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế
+ giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó;
2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.
3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trên đây là tư vấn về mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con 2022 và thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế khi sinh con bạn có thể tham khảo.
Lê Nguyễn Cẩm Nhung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm y tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?