Mức lương công chức loại A1 năm 2022 là bao nhiêu? Tiêu chí phân loại công chức hiện nay là gì?
Tiêu chí phân loại công chức hiện nay là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật cán bộ, công chức 2008 (khoản này được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về tiêu chí phân loại công chức hiện nay cụ thể như sau:
Phân loại công chức
1. Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
đ) Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ.
Dựa vào quy định trên có thể thấy được rằng hiện nay công chức được chia thành 05 loại bao gồm: Loại A, loại B, loại C, loại D và loại khác.
Trong đó, công chức loại A lại được phân thành các loại gồm: Công chức loại A0, loại A1, loại A2 (nhóm 1 - A2.1 và nhóm 2 - A2.2), loại A3 (nhóm 1 - A3.1 và nhóm 2 - A3.2).
Tiêu chí để cơ quan có thẩm quyền phân loại công chức thường dựa vào lĩnh vực ngành, nghề; chuyên môn nghiệp vụ; vị trí việc làm; cách xếp lương.
Trình độ đào tạo
Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn cơ bản để phân loại công chức. Công chức loại A tương đương với chuyên viên cao cấp, phải có bằng đại học trở lên phù hợp với ngành/chuyên ngành công tác.
Tuy nhiên, nếu chỉ là ngạch cán sự thì yêu cầu về trình độ đào tạo của đối tượng này thấp hơn chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính hoặc chuyên viên. Họ chỉ yêu cầu có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác.
Ngạch công chức
Tại khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về khái niệm ngạch cụ thể như sau:
4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Theo đó, công chức được phân loại theo A, B, C, D được bổ nhiệm vào các ngạch tương ứng theo thứ tự chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và ngạch nhân viên.
Như vậy, dù không có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về khái niệm thế nào là công chức loại A1, tuy nhiên, mọi người vẫn thường hiểu rằng công chức loại A1 là công chức được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, đáp ứng các điều kiện về trình độ đào tạo cũng như các yêu cầu khác của vị trí việc làm chuyên viên cao cấp.
Mức lương công chức loại A1 năm 2022 là bao nhiêu? Tiêu chí phân loại công chức hiện nay là gì?
Mức lương công chức loại A1 năm 2022 là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương công chức loại A1 được tính dựa vào căn cứ tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Với mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng thì mức lương của công chức loại A1 năm 2022 như sau:
Hệ số lương | Mức lương |
2.34 | 3.486.600 |
2.67 | 3.978.300 |
3.0 | 4.470.000 |
3.33 | 4.961.700 |
3.66 | 5.453.400 |
3.99 | 5.945.100 |
4.32 | 6.436.800 |
4.65 | 6.928.500 |
4.98 | 7.420.200 |
Nhìn vào mức lương của công chức loại A1 hiện nay thì năm 2022, mức lương của công chức loại A1 cao nhất là 7.420.200.
Công chức loại A1 bao gồm những ngạch nào?
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về ngạch của công chức loại A1 cụ thể như sau:
STT | Ngạch công chức |
1 | Chuyên viên |
2 | Chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh |
3 | Công chứng viên |
4 | Thanh tra viên |
5 | Kế toán viên |
6 | Kiểm soát viên thuế |
7 | Kiểm toán viên |
8 | Kiểm soát viên ngân hàng |
9 | Kiểm tra viên hải quan |
10 | Kiểm dịch viên động-thực vật |
11 | Kiểm lâm viên chính |
12 | Kiểm soát viên đê điều |
13 | Thẩm kế viên |
14 | Kiểm soát viên thị trường |
15 | Thống kê viên |
16 | Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
17 | Kỹ thuật viên bảo quản |
18 | Chấp hành viên sơ cấp (thi hành án dân sự) |
19 | Thẩm tra viên (thi hành án dân sự) |
20 | Thư ký thi hành án (dân sự) |
21 | Kiểm tra viên thuế |
22 | Kiểm lâm viên |
Nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương đối với công chức loại A1 như thế nào?
Về nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương và nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương đối với công chức loại A1 thì tại khoản 2 và khoản 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Nguyên tắc trả lương
Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị.
Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương
- Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
- Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.
Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
- Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Nguyễn Khánh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?