Mức phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Mức phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Theo Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng được tính theo 02 mức là: 30% và 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Đồng thời, theo hướng dẫn chi tiết tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-BNV mức phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng được quy định như sau:
- Mức 50%: Công chức, viên chức kể cả những người làm việc theo chế độ hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, trực tiếp làm việc trong các đơn vị sản xuất tài liệu, sản xuất và lắp ráp máy mã, trang thiết bị kỹ thuật mật mã;
- Mức 30%: Các đối tượng công chức, viên chức còn lại hưởng lương từ ngân sách Nhà nước làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Tuy nhiên, tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề cập đến nội dung bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo và tiếp tục áp dụng phụ cấp thâm niên vượt khung.
Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng sẽ được tính dựa trên các yếu tố là tỷ lệ hưởng phụ cấp dựa trên mức lương hiện hưởng, phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Nếu như cách tính phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng vẫn được duy trì như hiện nay thì việc bỏ đi phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ làm giảm mức phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng.
Hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn về việc sẽ tính phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng (cũng như các loại phụ cấp khác) khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Mức phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? (Hình từ Internet)
Khi nào thực hiện cải cách tiền lương?
Chiều ngày 19/9/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, trong đó nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024.
"Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1-7-2024"
Đồng thời, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị, trong đó về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 - 2024 nhấn mạnh việc xác định rõ ràng sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024.
Ngày 10/11, với đa số đại biểu tán thành (94,33%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Cụ thể, Nghị quyết nêu rõ:
"Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII."
Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước.
Đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua thời điểm cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Cơ cấu tiền lương mới của khu vực công khi cải cách tiền lương ra sao?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 sẽ đến từ 3 khoản tiền sau:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp nếu có (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Tiền thưởng nếu có (khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Ngoài ra, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đề cập đến việc xây dựng 5 bảng lương mới đối với khu vực công như sau:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương
- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an
- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cải cách tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?