Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán mới nhất 2023? Việc kê khai, nộp phí, lệ phí của tổ chức thu ra sao?
Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán mới nhất 2023?
Căn cứ Thông tư 25/2022/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán mới nhất hiện nay là mức thu phí quản lý và giám sát hoạt động chứng khoán; lệ phí cấp giấy phép, giấy chứng nhận hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán được xác định theo bảng biểu mức ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-BTC.
Trong đó, bao gồm:
- Lệ phí cấp giấy phép, giấy chứng nhận hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán:
+ Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán
+ Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
+ Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư chứng khoán
+ Lệ phí cấp Quyết định thành lập và hoạt động chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trong nước; cấp giấy chứng nhận đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức kinh doanh chứng khoán (gồm: công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ)
+ Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
+ Lệ phí cấp mới, cấp lại, điều chỉnh hoặc gia hạn Quyết định thành lập văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trong nước
+ Lệ phí cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
+ Lệ phí cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh Quyết định thành lập phòng giao dịch công ty chứng khoán
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng; cấp giấy chứng nhận đăng ký phát hành cổ phiếu (để hoán đổi); cấp giấy chứng nhận chào bán chứng quyền lần đầu và bổ sung; cấp giấy chứng nhận đăng ký phát hành cổ phiếu mới làm cơ sở cho chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán/chứng khoán phái sinh
+ Lệ phí cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận (chứng chỉ) hành nghề chứng khoán cho cá nhân hành nghề chứng khoán tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán
- Phí quản lý và giám sát hoạt động chứng khoán
+ Phí quản lý công ty đại chúng chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch; phí quản lý quỹ mở
+ Phí giám sát hoạt động chứng khoán
Tải Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán Tại đây.
Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán mới nhất 2023? Việc kê khai, nộp phí, lệ phí của tổ chức thu ra sao? (Hình từ Internet)
Việc kê khai, nộp phí, lệ phí của tổ chức thu phí trong lĩnh vực chứng khoán ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BTC một số cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 123 Phụ lục ban hành kèm theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 74/2022/TT-BTC, việc kê khai, nộp phí, lệ phí của tổ chức thu phí được quy định như sau:
- Định kỳ chậm nhất là ngày thứ hai hàng tuần, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được trong tuần trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức thu thực hiện nộp 30% số tiền phí thu được và 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
Quy định trong việc kê khai, thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán của người nộp như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BTC như sau:
Kê khai, thu, nộp phí, lệ phí của người nộp
1. Phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán thu bằng đồng Việt Nam.
2. Thu, nộp lệ phí: Người nộp lệ phí phải nộp toàn bộ số tiền lệ phí khi được cấp giấy phép, giấy chứng nhận hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Thu, nộp phí giám sát hoạt động chứng khoán: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Sở GDCK), Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là VSDC), ngân hàng thanh toán nộp phí giám sát cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hàng quý, thời gian nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
4. Thu, nộp phí quản lý công ty đại chúng chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch một lần khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng.
5. Thu, nộp phí quản lý đối với quỹ mở
a) Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ mở, công ty quản lý quỹ phải nộp phí quản lý như sau:
- Trường hợp được cấp giấy chứng nhận từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 hàng năm, mức phí phải nộp là 10 triệu đồng/quỹ.
- Trường hợp được cấp giấy chứng nhận từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm, mức phí phải nộp là 5 triệu đồng/quỹ.
b) Các năm tiếp theo, công ty quản lý quỹ phải nộp phí là 10 triệu đồng/quỹ, thời gian nộp từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Như vậy, việc kê khai, thu, nộp phí, lệ phí của người nộp phí được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lĩnh vực chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Cách tính tuổi đảng viên khi không còn giữ quyết định kết nạp Đảng? Bao nhiêu tuổi đảng thì được xét tặng Huy hiệu Đảng?
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?