Mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu bao nhiêu % dân số trưởng thành có điện thoại thông minh theo Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội?
- Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu bao nhiêu % dân số trưởng thành có điện thoại thông minh?
- Phát triển Thủ đô Hà Nội Văn hiến – Văn minh – Hiện đại là trách nhiệm, nghĩa vụ của ai theo Nghị quyết 15-NQ/TW?
- Mục tiêu cơ bản đến năm 2025 phát triển xã hội số tại chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ra sao?
Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu bao nhiêu % dân số trưởng thành có điện thoại thông minh?
Ngày 18 tháng 5 năm 2023, UBND Quận Hai Bà Trưng ban hành Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 về Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
Tại điểm c tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 nêu rõ các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về xã hội số như sau:
- Phấn đấu 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 50% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân; phủ mạng Internet băng rộng cáp quang tới 90% hộ gia đình. Tỷ lệ dân số trưởng thành tại quận có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.
- Phấn đấu 70% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản, làm nền tảng sử dụng dịch vụ số như: dịch vụ công trực tuyến; tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám, chữa bệnh từ xa, tiến tới 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử.
- 80% đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 70% các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở.
- Triển khai 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, triển khai trên nhiều phương tiện hiện đại theo kế hoạch của Thành phố. Phấn đấu 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin.
- Hoàn thiện đầy đủ nền tảng dữ liệu phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; dữ liệu được chia sẻ theo quy định, kế hoạch, lộ trình của Thành phố.
Như vậy, theo Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 về Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về xã hội số, phấn đấu 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh.
Tải về Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 về Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội, mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu bao nhiêu % dân số trưởng thành có điện thoại thông minh? (Hình ảnh Internet)
Phát triển Thủ đô Hà Nội Văn hiến – Văn minh – Hiện đại là trách nhiệm, nghĩa vụ của ai theo Nghị quyết 15-NQ/TW?
Tại Mục 1 Phần II Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ phát triển Thủ đô Hà Nội Văn hiến – Văn minh – Hiện đại như sau:
Quan điểm
- Thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
- Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
- Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.
- Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Theo đó, phát triển Thủ đô Hà Nội Văn hiến – Văn minh – Hiện đại là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025 phát triển xã hội số tại chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ra sao?
Căn cứ điểm c Mục 1 Phần II Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 nêu rõ về mục tiêu cơ bản như sau:
MỤC TIÊU CƠ BẢN
1. Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
...
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;
- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;
- Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
Như vậy, Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu cụ thể và chiến lược để thúc đẩy Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số tại chương trình chuyển đổi số đến năm 2025 và hướng đến năm 2030. Quốc gia đặt mục tiêu cung cấp hạ tầng mạng băng rộng cáp quang cho hơn 80% hộ gia đình và đạt 100% xã; mở rộng phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản thanh toán điện tử lên trên 50%; và nâng cao vị thế của Việt Nam trong bảng xếp hạng an toàn, an ninh mạng quốc tế.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phát triển Thủ đô Hà Nội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?