Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh theo phương thức đa cấp qua những nhiệm vụ nào?
- Những nhiệm vụ triển khai các hoạt động năm 2023 của Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh theo phương thức đa cấp là gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương trong cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp như thế nào?
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được thực hiện những hành vi nào?
Những nhiệm vụ triển khai các hoạt động năm 2023 của Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh theo phương thức đa cấp là gì?
Căn cứ tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 228/QĐ-BCT năm 2023 quy định danh mục nhiệm vụ triển khai các hoạt động năm 2023 của Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
+ Xây dựng và triển khai Kế hoạch truyền thông về công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
++ Triển khai dịch vụ đăng tin, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về nhận diện các hành vi bán hàng đa cấp biến tướng/ bất chính
++ Biên soạn, biên dịch, thiết kế, in ấn Báo cáo ngành bán hàng đa cấp Việt Nam năm 2021 (bản tiếng Việt và tiếng Anh)
++ Tổ chức Hội nghị tổng kết quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
+ Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến quy định mới tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
+ Tổ chức hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đối tượng sinh viên về pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và nhận diện các hành vi bán hàng đa cấp biến tướng/ bất chính
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp cho cán bộ ở Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
+ Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, pháp luật, kỹ năng, trình độ cho cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (cả ở cấp TW và tỉnh, thành phố trực thuộc TW)
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh theo phương thức đa cấp qua những nhiệm vụ nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương trong cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp như thế nào?
Căn cứ theo khoản 20 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương trong cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:
- Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh; tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định pháp luật;
- Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được thực hiện những hành vi nào?
Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về những vi hành nghiêm cấm thực hiện của doanh nghiệp bán hàng đa cấp như sau:
- Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
- Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
- Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
- Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;
- Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
- Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;
- Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này;
- Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép theo quy định tại Điều 4 Nghị định 40/2018/NĐ-CP;
- Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;
- Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bán hàng đa cấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?