Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2022: Hoàn thành Dự thảo Luật Khoáng sản (Sửa đổi) vào cuối năm 2023 và ban hành Luật trong năm 2024?
- Mục tiêu của Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2022 về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng được quy định như thế nào?
- Tổ chức quán triệt Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2022 về địa chất, khoáng sản đến đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động?
- Hoàn thành Dự thảo Luật Khoáng sản (Sửa đổi) vào cuối năm 2023 và ban hành Luật trong năm 2024?
Mục tiêu của Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2022 về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục I Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2022 quy định về mục tiêu của Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2022 về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng như sau:
“I. MỤC TIÊU
Nhằm triển khai thực hiện đầy đủ các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 10-NQ/TW). Xác định những nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, địa phương, các tập đoàn kinh tế, công ty của Nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên quan cùng hành động để phát triển bền vững ngành địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng của đất nước.”
Theo đó, mục tiêu chính được đề ra là xác định những nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, địa phương, các tập đoàn kinh tế, công ty của Nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên quan cùng hành động để phát triển bền vững ngành địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng của đất nước.
Tổ chức quán triệt Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2022 về địa chất, khoáng sản đến đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2022 quy định về nhiệm vụ tổ chức quán triệt Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2022 như sau:
“II, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ
a) Tổ chức quản triệt Nghị quyết số 10-NQ/TW
Trong năm 2022, các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty của Nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên quan hoàn thành việc phổ biến, quán triệt toàn diện nội dung Nghị quyết số 10-NQ/TW đên đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản.”
Theo đó, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân đều cần phải được quán triệt toàn diện nội dung Nghị quyết số 10-NQ/TW về địa chất, khoáng sản.
Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2022: Hoàn thành Dự thảo Luật Khoáng sản (Sửa đổi) vào cuối năm 2023 và ban hành Luật trong năm 2024? (Hình từ internet)
Hoàn thành Dự thảo Luật Khoáng sản (Sửa đổi) vào cuối năm 2023 và ban hành Luật trong năm 2024?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2022 quy định về nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng như sau:
“b) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
- Hoàn thành hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi) trình Chính phủ trong tháng 7 năm 2022. Theo đó, tổng kết đánh giá đầy đủ kết quả sau 10 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010; thể chế hoá đầy đủ các chính sách mới đối với công tác điều tra cơ bản địa chất, về tài nguyên địa chất; sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nội dung các chính sách trong lĩnh vực khoáng sản và công nghiệp khai khoáng của Nghị quyết số 10-NQ/TW để đề xuất theo hướng xây dựng dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) thay thế Luật Khoáng sản
năm 2010. Sau khi hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khoáng sản (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua, hoàn thành xây dựng Dự thảo Luật trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp cuối năm 2023. Tập trung vào một số nội dung:
+ Quy định rõ nội dung điều tra cơ bản tài nguyên địa chất (tài nguyên khoáng sản; tài nguyên vị thế, di sản địa chất, công viên địa chất); các điều kiện địa chất khác: tai biến địa chất, địa chất môi trường, địa chất thuỷ văn - địa chất công trình, địa mạo...); công tác điều tra cơ bản địa chất chủ yếu do nhà nước thực hiện và nguồn xã hội hoá; thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản (là cơ sở dữ liệu quốc gia) phải được nộp vào lưu trữ địa chất để quản lý tập trung, thống nhất; quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc hoàn trả kinh phí khi khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản.
+Quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản; việc tái đầu tư nguồn thu từ khai thác khoáng sản để phát triển giáo dục, y tế, hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội... cho địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi sinh kế và ổn định đời sống cho người dân là đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Rà soát các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 2010 đã ban hành, đề xuất bổ sung trong đề cương
dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) để hoàn thiện; quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; trình tự, thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (gồm cát, sỏi lòng sông) phù hợp với thực tiễn; ưu tiên cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là công trình trọng điểm quốc gia.
- Hoàn thành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành ngay sau khi Luật Khoáng sản (sửa đổi) ban hành trong năm 2024.
- Rà soát, điều chỉnh thuế suất thuế tài nguyên một số khoáng sản nhằm khuyến khích đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại để khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản có điều kiện địa chất, khai thác mỏ phức tạp, hàm lượng thấp, hạ tầng kỹ thuật thấp kém. Hoàn thiện chính sách xuất - nhập khẩu và dự trữ khoáng sản, bảo đảm cân đối nhu cầu trước mắt với dự trữ khoáng sản lâu dài.
- Hoàn thiện chính sách khuyến khích hợp tác, đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong khai thác, chế biến khoáng sản nhằm làm chủ công nghệ tiên tiến chuyển giao từ các nước phát triển, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước tiên tiến về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản nhằm tăng dự trữ khoáng sản trong nước.
- Hoàn thiện chính sách thu hút, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia có trình độ cao và công nhân lành nghề lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Xây dựng chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành địa chất, khoáng sản.
Như vậy, sau khi hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khoáng sản (Sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua, phải đảm bảo hoàn thành xây dựng Dự thảo Luật trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp cuối năm 2023.
Đồng thời cần hoàn thành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành ngay sau khi Luật Khoáng sản (Sửa đổi) ban hành trong năm 2024.
Phạm Văn Quốc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự thảo Luật Khoáng sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?