Nghị quyết tuyển dụng giáo viên trình độ cao đẳng được trình Chính phủ trong Quý I/2024? Bảng lương giáo viên 2024 ra sao?
Nghị quyết tuyển dụng giáo viên trình độ cao đẳng được trình Chính phủ trong Quý I/2024?
Ngày 17/01/2024, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn 361/VPCP-KGVX năm 2024 tại đây về việc đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng để dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản 6996/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 15/12/2023 đề xuất lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng để dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng để dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo đúng trình tự, thủ tục quy định; trình Chính phủ trong Quý I năm 2024.
Nghị quyết tuyển dụng giáo viên trình độ cao đẳng được trình Chính phủ trong Quý I/2024? (Hình từ Internet)
Bảng lương giáo viên 2024 ra sao?
Ngày 01/10 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Như vậy, trong năm 2024, bảng lương giáo viên được chia thành 2 thời gian để áp dụng:
*Từ ngày 01/01/2024 - 30/06/2024
- Bảng lương giáo viên mầm non
- Bảng lương giáo viên tiểu học
- Bảng lương giáo viên THCS
- Bảng lương giáo viên THPT
*Từ ngày 01/07/2024
Từ ngày 01/07/2024, bảng lương được áp dụng cho giáo viên bao gồm:
- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Bảng lương này được xây dựng dựa trên nguyên tắc:
Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề.
Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Cơ cấu tiền lương của giáo viên theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với khu vực công được quy định như sau:
- Lương cơ bản (chiếm 70% tổng quỹ lương)
- Các khoản phụ cấp (chiếm 30% tổng quỹ lương)
- Tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Giáo viên không được hưởng những khoản phụ cấp nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 từ ngày 01/07/2024?
Tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có quy định về việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
...
Tại tiểu mục 4 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có dự kiến về việc bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương như sau:
Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương
...
- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.
Như vậy, dự kiến sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương các khoản phụ cấp của giáo viên sẽ không được hưởng bao gồm:
- Phụ cấp thâm niên nghề.
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Ngoài ra, giáo viên mầm non sẽ bị bãi bỏ những khoản tiền sau:
- Khoản chi ngoài lương có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như:
+ Tiền bồi dưỡng họp.
+ Tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án.
+ Hội thảo...
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng nào không phải thực hiện quan trắc nước thải? Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phát sinh nước thải 18.3 m3/ngày có phải quan trắc nước thải?
- Liệt kê các mức tiền thưởng Huy hiệu Đảng mới nhất? Tiền thưởng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng gấp mấy lần mức lương cơ sở mới?
- Ngày 15 tháng 11 là ngày gì? Ngày 15 11 dương lịch là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 15 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội?
- Ngày 9 tháng 11 có phải là Ngày Pháp luật nước Việt Nam không? Ngày Pháp luật tổ chức nhằm tôn vinh những gì?