Nghiên cứu xuất sắc về Toán học sẽ được nhà nước chi thưởng lên đến 80 triệu đồng để nâng cao chất lượng công trình công bố?
Nghiên cứu xuất sắc về Toán học sẽ được nhà nước chi thưởng lên đến 80 triêu đồng để nâng cao chất lượng công trình công bố?
Chi giải thưởng cho các nghiên cứu xuất sắc về Toán học xuất sắc để nâng cao chất lượng công bố được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2022/TT-BTC như sau:
- Căn cứ theo điều kiện cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tổ chức và quy chế xét tặng giải thưởng đối với các nghiên cứu xuất sắc về Toán theo quy định tại Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn (nếu có);
- Mức chi giải thưởng áp dụng theo mức chi giải thưởng đối với hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 27/2018/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính cho hoạt động tổ chức Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam, Hội thi sáng tạo kỹ thuật và Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng.
Theo đó, điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 27/2018/TT-BTC đề cập như sau:
Chi giải thưởng cho các tổ chức, cá nhân có các công trình, giải pháp, đề tài đoạt giải thưởng tại các hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ và kỹ thuật theo các mức chi như sau:
- Đối với Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam:
+ Giải nhất: 80 triệu đồng/giải.
+ Giải nhì: 60 triệu đồng/giải.
+ Giải ba: 40 triệu đồng/giải.
+ Giải khuyến khích: 20 triệu đồng/giải.
Như vậy, nghiên cứu xuất sắc về Toán học sẽ được nhà nước chi thưởng lên đến 80 triêu đồng để nâng cao chất lượng công trình công bố.
Nghiên cứu xuất sắc về Toán học sẽ được nhà nước chi thưởng lên đến 80 triêu đồng để nâng cao chất lượng công trình công bố?
Giảng viên, giáo viên trẻ sẽ được hỗ trợ thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng Toán học?
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 22/2022/TT-BTC thì việc hỗ trợ giảng viên, giáo viên trẻ thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng Toán học được đề cập như sau:
- Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định hiện hành của pháp luật về khoa học và công nghệ;
- Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN) và các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước.
Sẽ được duy trì và phát triển các nhóm nghiên cứu khoa học về Toán học?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 22/2022/TT-BTC, việc duy trì và phát triển các nhóm nghiên cứu, hướng nghiên cứu mạnh truyền thống, đồng thời hỗ trợ hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong nước và các nhóm nghiên cứu hỗn hợp trong nước - quốc tế: Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt kế hoạch phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong nước và các nhóm nghiên cứu hỗn hợp trong nước - quốc tế đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực để làm cơ sở xây dựng dự toán kinh phí thực hiện. Nội dung và mức chi như sau:
- Chi phí đi lại, tiền thuê phòng nghỉ đối với các nhóm nghiên cứu ở trong nước khi đến làm việc tại Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán và các cơ sở giáo dục đại học: Trong trường hợp cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các nhóm nghiên cứu mạnh không bố trí được phương tiện, không có điều kiện bố trí chỗ nghỉ cho các nhóm nghiên cứu mà phải đi thuê thì được chi theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ;
- Chi phí mời các nhà khoa học quốc tế đến Việt Nam để hình thành nhóm nghiên cứu hỗn hợp trong nước - quốc tế: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước (sau đây gọi là Thông tư số 71/2018/TT-BTC);
- Chi trả tiền công đối với các nhóm nghiên cứu mạnh theo hợp đồng thuê khoán: Áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN. Căn cứ vào khả năng kinh phí, vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác của các thành viên trong các nhóm nghiên cứu, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định mức tiền công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm nghiên cứu đảm bảo phù hợp, trong phạm vi dự toán kinh phí được giao, tối đa không quá 40 triệu đồng/người/tháng.
Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt, nhóm nghiên cứu có sự tham gia của các giáo sư Toán hoặc chuyên gia (bao gồm cả người nước ngoài hoặc người Việt Nam làm việc tại nước ngoài) có thành tích nghiên cứu khoa học đặc biệt xuất sắc đáp ứng tiêu chí theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu chuyên môn, kinh nghiệm công tác của các nhà khoa học, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh đề xuất, báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định mức chi tiền công cụ thể cho từng thành viên theo hợp đồng thuê khoán, trong phạm vi dự toán được phê duyệt và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Thông tư 22/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/05/2022.
Đặng Tấn Lộc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghiên cứu khoa học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?