Người đi bộ cần chú ý những gì khi tham gia giao thông? Người đi bộ được ưu tiên những gì khi tham gia giao thông đường bộ?

Tôi muốn hỏi người đi bộ cần chú ý những gì khi tham gia giao thông? - câu hỏi của chị Nguyệt (Long An)

Người đi bộ có được xem là đối tượng tham gia giao thông đường bộ không?

Căn cứ theo khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

22. Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Theo đó, người đi bộ được xem là đối tượng tham gia giao thông đường bộ.

Người đi bộ cần chú ý những gì khi tham gia giao thông? Người đi bộ được ưu tiên những gì khi tham gia giao thông đường bộ?

Người đi bộ cần chú ý những gì khi tham gia giao thông?

Căn cứ theo Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người đi bộ cần phải chú ý các quy tắc khi tham gia giao thông như sau:

- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

- Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

- Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

- Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 33 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông phải đảm bảo các quy tắc:

- Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

- Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị.

Căn cứ theo Điều 34 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ tham gia giao thông phải đảm bảo các quy tắc:

- Phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.

- Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Người đi bộ được ưu tiên những gì khi tham gia giao thông đường bộ?

Căn cứ theo quy định tại, khoản 4 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008, khoản 8 Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008, khoản 3 Điều 33 Luật Giao thông đường bộ 2008, khoản 2 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định những ưu tiên người đi bộ nhận được khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

- Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

- Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu, trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Người đi bộ bị cảnh sát giao thông xử phạt trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Theo đó, người đi bộ bị cảnh sát giao thông xử phạt trong trường hợp như sau:

- Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường,

- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

- Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

- Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

- Người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tham gia giao thông

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

Tham gia giao thông
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tham gia giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tham gia giao thông
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước quản lý theo Nghị định 130 mới nhất?
Pháp luật
Giao xe cho con chưa đủ tuổi lái có thể bị phạt đến 07 năm tù đúng hay không? Độ tuổi của người lái xe được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe cho người khác điều khiển xe máy bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Khi tham gia giao thông có phải mang bảo hiểm xe không? Dùng bảo hiểm xe máy, ô tô online có bị Cảnh sát giao thông phạt không?
Pháp luật
Kể từ 1/1/2025, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải lắp camera giám sát hành trình?
Pháp luật
Từ năm 2025, người lái xe máy có bắt buộc phải khám sức khỏe định kỳ? 07 hành vi nghiêm cấm người lái xe máy khi tham gia giao thông?
Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần khi tham gia giao thông trong trường hợp nào?
Pháp luật
Quy định về sử dụng còi xe khi tham gia giao thông? Bấm còi 'vô tội vạ' khi lái xe, người điều khiển xe máy, xe ô tô bị phạt nặng như thế nào?
Pháp luật
Vừa lái xe máy vừa phát livestream 'gắn trên giá đỡ' có được không? Vừa lái xe máy vừa phát livestream 'gắn trên giá đỡ' bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Có được quay đầu xe, lùi xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường theo quy định pháp luật?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào