Người hỗ trợ thực hiện nghiên cứu, nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các tiêu chí lựa chọn tại Hà Nội năm 2022 được chi trả bao nhiêu tiền?

Cho hỏi người hỗ trợ thực hiện nghiên cứu, nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các tiêu chí lựa chọn tại Hà Nội năm 2022 được chi trả bao nhiêu tiền? Cảm ơn!

Người hỗ trợ thực hiện nghiên cứu, nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các tiêu chí lựa chọn tại Hà Nội năm 2022 được chi trả bao nhiêu tiền?

Căn cứ Phụ lục 2 ban hành kèm Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định về nội dung chi, mức chi cho Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của Hà Nội như sau:

Như vậy, mức chi đối với người hỗ trợ thực hiện nghiên cứu, nhận xét và đánh giá sách giáo khoa theo tiêu chí lựa chọn theo quy định trên là 25.000 đồng/người/tiết/môn học.

- Mức chi đối với Chủ tích Hội đồng: 100.000 đồng/người/buổi;

- Mức chi đối với Phó chỉ tịch, ủy viên, thư ký Hội đồng: 75.000 đồng/ người/buổi.

Mức 25.000 đồng/người/tiết/môn học hỗ trợ cho người nghiên cứu, nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các tiêu chí lựa chọn?

Người hỗ trợ thực hiện nghiên cứu, nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các tiêu chí lựa chọn tại Hà Nội năm 2022 được chi trả bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)

Chi giải khát giữa giờ trong việc chi tổ chức họp lựa chọn sách giáo khoa?

Căn cứ Mục 2 Phụ lục 03 ban hành kèm Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND quy định về mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị của Thành phố Hà Nội như sau:

"2. Về mức chi hội nghị:
2.1. Nội dung chi tổ chức hội nghị: Thực hiện theo quy định của Thông tư 40/2017/TT-BTC, cụ thể:
(1) Chi thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị (trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có địa điểm phải thuê hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu tham dự); thuê máy chiếu, trang thiết bị, phòng họp trực tiếp phục vụ hội nghị.
(2) Chi tiền văn phòng phẩm phục vụ hội nghị; tài liệu, văn phòng phẩm phát cho đại biểu tham dự hội nghị.
(3) Chi thù lao và các khoản công tác phí cho giảng viên, báo cáo viên đối với hội nghị tập huấn nghiệp vụ, các lớp phổ biến, quán triệt triển khai cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước; chi bồi dưỡng người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị.
(4) Tiền thuê phương tiện đưa đón đại biểu từ nơi nghi đến nơi tổ chức cuộc họp trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có phương tiện hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu.
(5) Chi giải khát giữa giờ.
(6) Chi hỗ trợ cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ và tiền phương tiện đi lại.
(7) Trong trường hợp phải tổ chức ăn tập trung, cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị được chi bù thêm phần chênh lệch giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp."

Như vậy, chi giải khát giữa giờ là môt trong những nội dung chi tổ chức hội nghị theo quy định như trên.

Mức chi cho giải khát giữa giờ đối với hoạt động của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của Hà Nội?

Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần III Phụ lục 03 ban hành kèm Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND quy định như sau:

"2.2. Mức chi tổ chức hội nghị
a. Chi thù lao cho giảng viên, chi bồi dưỡng báo cáo viên; người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và quy định của thành phố Hà Nội.
b. Các khoản chi công tác phí cho giảng viên, báo cáo viên do cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị chi theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị mình và ghi rõ trong giấy mời giảng viên, báo cáo viên.
c. Chi giải khát giữa giờ: 20.000 đồng/1 buổi (nửa ngày)/đại biểu.
d. Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp theo mức khoán như sau:
- Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành của thành phố Hà Nội: 200.000 đồng/ngày/người;
- Cuộc họp tổ chức tại các huyện, thị xã: 150.000 đồng/ngày/người;
- Riêng cuộc họp do xã, phường, thị trấn tổ chức (không phân biệt địa điểm tổ chức): 100.000 đồng/ngày/người.
e. Chi bù thêm phần chênh lệch giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp:
Trong trường hợp phải tổ chức ăn tập trung, mức khoán tại Khoản d Mục này không đủ chi phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị căn cứ tính chất từng cuộc họp và trong phạm vi nguồn ngân sách được giao quyết định mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp cao hơn mức khoán bằng tiền tại điểm d Mục này, nhưng tối đa không vượt quá 130% mức khoán bằng tiền nêu trên; đồng thời thực hiện thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp theo mức tối đa bằng mức phụ cấp lưu trú quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị và được phép chi bù thêm phần chênh lệch (giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu này).
g. Chi hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Thanh toán khoán hoặc theo hóa đơn thực tế theo mức chi tại Quy định này.
h. Chi hỗ trợ tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Thực hiện theo mức chi tại Quy định này về chế độ công tác phí."

Như vậy, điểm c tiểu mục 2.2 Mục 2 Phụ lục 03 ban hành kèm Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND chi giải khát giữa giờ: 20.000 đồng/1 buổi.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sách giáo khoa

Lê Mạnh Hùng

Sách giáo khoa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sách giáo khoa có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sách giáo khoa
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa như thế nào? Mỗi năm tổ chức bao nhiêu đợt thẩm định sách giáo khoa?
Pháp luật
Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm mới nhất là mẫu nào? Tải ở đâu?
Pháp luật
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông không được mang những nội dung nào? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?
Pháp luật
Cách viết thuật ngữ trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa điện tử trên Hành Trang Số của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam?
Pháp luật
Bộ sách giáo khoa trường tiểu học sử dụng phải đảm bảo điều gì? Mục đích tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học?
Pháp luật
Cách trình bày đề mục, tiểu đề mục trên sách giáo khoa theo tiêu chuẩn quốc gia? Giấy in phải phù hợp với yêu cầu gì?
Pháp luật
Sách giáo khoa do ai định giá? Nguyên tắc và căn cứ định giá sách giáo khoa được quy định ra sao?
Pháp luật
Danh mục Sách giáo khoa lớp 6, 7, 8 năm 2024-2025 được điểu chỉnh trên địa bàn TP HCM thế nào?
Pháp luật
06 sách giáo khoa môn tiếng anh lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay? Tất cả trường tiểu học đều sử dụng sách này đúng không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào