Người lập di chúc có được chỉ định người thừa kế không? Người được chỉ định thừa kế không muốn nhận di sản thì có được không?
- Người lập di chúc có được chỉ định người thừa kế không?
- Theo quy định di chúc có hiệu lực khi nào?
- Người được chỉ định thừa kế không muốn nhận di sản thừa kế có được không?
- Phần di sản người thừa kế từ chối nhận được quy định như thế nào?
- Phần di sản người thừa kế từ chối nhận sẽ được phân chia như thế nào?
Người lập di chúc có được chỉ định người thừa kế không?
Theo Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền của người lập di chúc như sau:
Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, theo quy định, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế di sản của mình
Theo quy định di chúc có hiệu lực khi nào?
Theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của di chúc như sau:
Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Như vậy, căn cứ vào những quy định trên, hiệu lực của di chúc có từ thời điểm mở thừa kế.
Người lập di chúc có được chỉ định người thừa kế không? Người được chỉ định thừa kế không muốn nhận di sản thì có được không? (Hình từ Internet)
Người được chỉ định thừa kế không muốn nhận di sản thừa kế có được không?
Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về từ chối nhận di sản như sau?
Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản
Như vậy, theo quy định, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác và việc từ chối nhận di sản thừa kế phải lập thành văn bản, gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản
Phần di sản người thừa kế từ chối nhận được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
...
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
Như vậy, theo như quy định nêu trên, phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ từ chối nhận di sản thì phần di sản này được thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế thì phần di sản thừa kế này được chia cho những người thừa kế khác.
Phần di sản người thừa kế từ chối nhận sẽ được phân chia như thế nào?
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, phần tài sản người thừa kế từ chối nhận sẽ được phân chia cho những người thừa kế khác theo thứ tự được quy định như trên.
Trần Minh Khang
- khoản 10 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT
- Điều 10 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT
- khoản 9 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT
- khoản 2 Điều 5 Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT
- Điều 9 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT
- khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT
- Điều 8 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT
- khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT
- Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thừa kế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?