Nguyên tắc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng như thế nào? Xử lý tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại như thế nào?
Nguyên tắc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định nguyên tắc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng như sau:
- Chỉ tiến hành loại khỏi biên chế và xử lý tài sản khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Khai thác tận dụng những tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị vật tư hàng hóa còn khả năng sử dụng phục vụ cho các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
- Đối với vật phẩm, nguyên liệu, phế liệu thu hồi sau xử lý đạn dược; tài sản là trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa không còn tận dụng được cho các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng phải được vô hiệu hóa tính năng tác dụng quân sự và khả năng phục hồi lại (đối với những trang bị có lưu giữ thông tin) trước khi xử lý.
Nguyên tắc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản trong Bộ Quốc phòng như thế nào? Xử lý tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại như thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền xử lý tài sản là đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định xử lý tài sản đối với:
a) Súng, pháo các loại;
b) Ra đa, tổ hợp tên lửa, đạn tên lửa, máy bay;
c) Xe tăng, xe thiết giáp;
đ) Tàu thuyền (tàu chiến đấu, tàu bổ trợ, tàu huấn luyện chiến đấu, xuồng chiến đấu); phương tiện vận tải đường thủy từ 50 tấn trở lên;
đ) Xe ô tô; xe máy đặc chủng; xe máy công binh;
e) Vật phẩm thu hồi sau xử lý đạn dược;
g) Thiết bị, vật tư hàng hóa thuộc dự trữ tại các kho của Bộ Quốc phòng và các kho ngành theo phân cấp quản lý;
h) Nhà cấp I, II;
i) Bể thép có dung tích trên 50 m3 trở lên.
2. Tổng Tham mưu trưởng quyết định xử lý tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại.
3. Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định xử lý các tài sản không thuộc các khoản 1, khoản 2 Điều này được cấp có thẩm quyền giao quản lý, sử dụng.
4. Thẩm quyền xử lý tài sản là đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp:
a) Trường hợp đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp, Chủ nhiệm kho hoặc Trung đoàn trưởng và tương đương trở lên kiểm tra và quyết định tiêu hủy để bảo đảm an toàn theo quy trình, quy phạm hiện hành do cấp có thẩm quyền ban hành. Sau tiêu hủy lập biên bản, kịp thời báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp và Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Chậm nhất 07 ngày sau khi xử lý xong, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng báo cáo bằng văn bản về kết quả xử lý đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp theo phân cấp về Bộ Quốc phòng và đề nghị Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định loại khỏi biên chế.
Như vậy theo quy định trên thẩm quyền xử lý tài sản là đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp như sau:
- Trường hợp đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp, Chủ nhiệm kho hoặc Trung đoàn trưởng và tương đương trở lên kiểm tra và quyết định tiêu hủy để bảo đảm an toàn theo quy trình, quy phạm hiện hành do cấp có thẩm quyền ban hành. Sau tiêu hủy lập biên bản, kịp thời báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp và Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
- Chậm nhất 07 ngày sau khi xử lý xong, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng báo cáo bằng văn bản về kết quả xử lý đạn dược cấp 5 nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp theo phân cấp về Bộ Quốc phòng và đề nghị Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định loại khỏi biên chế.
Xử lý tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Tổ chức xử lý tài sản
1. Xử lý đối với tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại:
a) Sau khi Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định loại khỏi biên chế và xử lý, phê duyệt kế hoạch xử lý đạn dược và hóa chất độc hại, Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện theo phương thức, kế hoạch được phê duyệt bảo đảm tuyệt đối an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
b) Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng ra Mệnh lệnh vận chuyển đạn dược và hóa chất độc hại trong phạm vi địa bàn đơn vị quản lý; trường hợp vận chuyển đạn dược và hóa chất độc hại ra ngoài phạm vi địa bàn đơn vị quản lý phải báo cáo Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Tác chiến) xem xét, ra Mệnh lệnh vận chuyển;
c) Sau khi xử lý, phải tiến hành kiểm trà tại hiện trường, bảo đảm tất cả đạn dược và hóa chất độc hại đã bị làm mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng.
2. Xử lý đối với tài sản còn lại:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền, Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện xử lý tài sản của đơn vị;
b) Tổ chức xử lý theo phương thức đã được phê duyệt tại quyết định xử lý tài sản;
c) Thực hiện chế độ quản lý tài chính sau xử lý tài sản, báo cáo kết quả về Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan.
3. Thời gian thực hiện xử lý tài sản tối đa không quá 03 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử lý. Riêng thời gian thực hiện xử lý đạn dược và hóa chất độc hại do Tổng Tham mưu trưởng quy định trong quyết định loại khỏi biên chế và xử lý, phê duyệt kế hoạch xử lý.
Như vậy theo quy định trên xử lý tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại như sau:
- Sau khi Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định loại khỏi biên chế và xử lý, phê duyệt kế hoạch xử lý đạn dược và hóa chất độc hại, Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện theo phương thức, kế hoạch được phê duyệt bảo đảm tuyệt đối an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
- Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng ra Mệnh lệnh vận chuyển đạn dược và hóa chất độc hại trong phạm vi địa bàn đơn vị quản lý; trường hợp vận chuyển đạn dược và hóa chất độc hại ra ngoài phạm vi địa bàn đơn vị quản lý phải báo cáo Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Tác chiến) xem xét, ra Mệnh lệnh vận chuyển.
- Sau khi xử lý, phải tiến hành kiểm trà tại hiện trường, bảo đảm tất cả đạn dược và hóa chất độc hại đã bị làm mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?