Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng như thế nào?

Xin hỏi, nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng là gì? chị Quỳnh Anh - TP. Hà Nội

Sự kiện bất khả kháng là gì?

Tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
...

Như vậy, sự kiện bất khả kháng được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

nguyên tắc xác định vphc

Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng là gì?(Hình từ internet)

Có mấy hình thức xử phạt vi phạm hành chính hiện nay?

Theo khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có 05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

- Trục xuất.

Tuy nhiên: cần lưu ý:

- Hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.

- Các hình thức xử phạt còn lại có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:

- Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.

- Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng.

- Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

+ Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính;

+ Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là hành vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước.

- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

- Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được thực hiện xuất phát trực tiếp từ điều kiện, hoàn cảnh khách quan do dịch bệnh hoặc phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, để xác định việc có hay không xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xác minh, thu thập đầy đủ thông tin, số liệu, giấy tờ hoặc tài liệu có liên quan đến vi phạm hành chính để làm rõ các tình tiết của vụ việc cụ thể.

Nếu xác định dịch bệnh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm hành chính; đối tượng thực hiện hành vi vi phạm không thể lường trước được hoàn cảnh dịch bệnh và không thể khắc phục được, mặc dù đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắc phục, thì có thể áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 để không xử phạt vi phạm hành chính.

Hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng thì có bị phạt hành chính không?

Căn cứ Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.

Như vậy, nếu người vi phạm hành chính thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sự kiện bất khả kháng

Châu Thị Nhựt Nam

Sự kiện bất khả kháng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sự kiện bất khả kháng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sự kiện bất khả kháng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sự kiện bất khả kháng là gì? Có phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng không?
Pháp luật
Sự kiện bất khả kháng quy định như thế nào trong hoạt động thương mại? Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi có sự kiện bất khả kháng có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Book tour đi du lịch nước ngoài nhưng không đi được vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì có lấy lại tiền đặt cọc được hay không?
Pháp luật
Hợp đồng thương mại có được kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện trong trường hợp bất khả kháng không? Có phải bồi thường thiệt hại cho bên đối tác hợp đồng thương mại trong trường hợp bất khả kháng hay không?
Pháp luật
Hồ sơ miễn tiền chậm nộp tiền thuế do sự kiện bất khả kháng sẽ gồm những tài liệu nào theo quy định?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng như thế nào?
Pháp luật
Có được miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng khi tàu thuyền vận chuyển gặp bão dẫn đến vi phạm hợp đồng không? Bão có phải là sự kiện bất khả kháng không?
Pháp luật
Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì có được miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại không?
Pháp luật
Hợp đồng thương mại có thể được kéo dài bao lâu nếu có sự kiện bất khả kháng xảy ra? Có thể từ chối thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hay không?
Pháp luật
Cây xăng nghỉ bán có là sự kiện bất khả kháng theo hợp đồng? Có bắt buộc phải soạn thảo điều khoản sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào