Nhà khoa học trẻ tài năng có được xét tuyển dụng công chức không thông qua thi tuyển? Nhà khoa học trẻ được hỗ trợ kinh phí tối đa đến 300 triệu đồng/năm có đúng không?
Nhà khoa học trẻ tài năng có được xét tuyển làm công chức không thông qua thi tuyển?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định đối tượng được xét tuyển công chức như sau:
Đối tượng xét tuyển công chức
1. Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định và được thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
a) Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
Như vậy, người được xác định là nhà khoa học trẻ tài năng có thể tham gia kỳ tuyển dụng công chức bằng hình thức xét tuyển.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng quy định này được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Nhà khoa học trẻ tài năng có được xét tuyển dụng công chức không thông qua thi tuyển? Nhà khoa học trẻ được hỗ trợ kinh phí tối đa đến 300 triệu đồng/năm có đúng không? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn, điều kiện công nhận nhà khoa học trẻ tài năng?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 40/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP) có quy định:
Tiêu chuẩn, điều kiện và trình tự, thủ tục lựa chọn, công nhận nhà khoa học trẻ tài năng và nhiệm vụ của nhà khoa học trẻ tài năng
1. Nhà khoa học trẻ tài năng là cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ dưới 35 tuổi, có trình độ tiến sĩ trở lên, có kết quả học tập xuất sắc các năm học bậc đại học và đạt một trong các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Chủ trì công trình đạt giải thưởng uy tín về khoa học và công nghệ trong nước hoặc quốc tế theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Là tác giả chính ít nhất 05 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; hoặc là tác giả của ít nhất 02 sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ trong đó có ít nhất 01 sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội; hoặc là chủ nhiệm một nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu mà kết quả/sản phẩm mang lại có giá trị, tác động, hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. Cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nếu không đáp ứng điều kiện này phải có ít nhất 05 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN thuộc Danh mục tạp chí được tính điểm của Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành hằng năm của Hội đồng giáo sư nhà nước và có ít nhất 03 lần tham gia chủ trì hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành ở cấp quốc gia hoặc tham gia hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành quốc tế.
Như vậy, một người cần thỏa mãn các tiêu chí nêu trên và tiến hành thủ tục công nhận để trở thành nhà khoa học trẻ và được hưởng các chế độ trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng nhằm thu hút nhân tài của nhà nước.
Nhà khoa học trẻ được hỗ trợ kinh phí tối đa đến 300 triệu đồng/năm có đúng không?
Căn cứ khoản 3 Điều 27 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC có quy định:
Trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng
...
3. Nhà khoa học trẻ tài năng được xem xét cấp hoặc hỗ trợ kinh phí tối đa đến 300 triệu đồng/năm để thực hiện các nội dung sau:
a) Cấp hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của nhóm nghiên cứu xuất sắc thuộc lĩnh vực chuyên môn do nhà khoa học trẻ tài năng thành lập.
Thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ công lập (đối với nhà khoa học trẻ tài năng thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập) hoặc Giám đốc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập) hoặc Giám đốc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (đối với nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập và địa phương không có Quỹ phát triển khoa học và công nghệ) căn cứ đề nghị của nhà khoa học trẻ tài năng đối với hoạt động của nhóm nghiên cứu xuất sắc thuộc lĩnh vực chuyên môn để xem xét việc cấp hoặc hỗ trợ kinh phí.
b) Hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn;
c) Hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nội dung theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 24 Nghị định số 40/2014/NĐ-CP.
Như vậy, nhà khoa học trẻ tài năng được xem xét cấp hoặc hỗ trợ kinh phí tối đa đến 300 triệu đồng/năm để thực hiện những công việc nêu trên.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà khoa học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?