Nhà thầu bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng theo hoàn cảnh thực tế không?
Nhà thầu bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng theo hoàn cảnh thực tế cho phép?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương VI Phần 3 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng đấu thầu như sau:
“10. Bất khả kháng
10.1. Nhà thầu không bị tịch thu bảo lãnh thực hiện hợp đồng, không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay bị phạt hoặc bị chấm dứt Hợp đồng nếu rơi vào các sự kiện bất khả kháng gây cản trở tiến độ thực hiện Hợp đồng hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng.
10.2. Khi xảy ra sự việc bất khả kháng, việc một bên không thực hiện được bất kỳ một nghĩa vụ nào của mình sẽ không bị coi là vi phạm hay phá vỡ Hợp đồng, với điều kiện bên bị ảnh hưởng bởi vụ việc này (a) đã tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý, cân trọng và các biện pháp thay thế cần thiết, tất cả với mục đích thực hiện được những điều khoản và điều kiện của Hợp đồng này, và (b) phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của mình trong phạm vi Hợp đồng chừng nào việc thực hiện này còn hợp lý và thực tế.
10,3. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện trong vòng 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng. Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
104, Nhà thầu bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ Hợp đồng theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để hạn chế hậu quả của sự việc bất khả kháng.
10,5. Thời hạn mà một bên phải hoàn thành một công việc theo Hợp đồng này được gia hạn thêm một khoảng thời gian bằng đúng thời gian bên đó không thể thực hiện được công việc do sự kiện bất khả kháng gây ra.”
Theo đó, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện trong vòng 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng, đồng thời nhà thầu bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ Hợp đồng theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để hạn chế hậu quả của sự việc bất khả kháng.
Quy định về rủi ro của chủ đầu tư và nhà thầu trong hợp đồng đấu thầu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương VI Phần 3 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT quy định về rủi ro của Chủ đầu tư và nhà thầu trong hợp đồng đấu thầu theo đó:
Chủ đầu tư chịu mọi rủi ro mà Hợp đồng này xác định là rủi ro của Chủ đầu tư, Nhà thầu chịu mọi rủi ro mà Hợp đồng này xác định là rủi ro của Nhà thầu.
Nhà thầu bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng theo hoàn cảnh thực tế không? (Hình từ internet)
Trách nhiệm mà chủ đầu tư cần phải chịu đối với một số rủi ro là gì?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương VI Phần 3 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT quy định về trách nhiệm mà chủ đầu tư phải chịu các rủi ro theo đó:
"12. Rủi ro của Chủ đầu tư
12.1 Kể từ Ngày khởi công cho đến ngày Chủ đầu tư xác nhận hoàn thành bảo hành công trình, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về các rủi ro sau đây:
a) Rủi ro về thương tích, tử vong đối với con người, mất mát hoặc hư hỏng tài sản (ngoại trừ Công trình, Vật tư, Nhà xưởng, Thiết bị) do lỗi của Chủ đầu tư hoặc nhân sự của Chủ đầu tư,
b) Rủi ro về tổn thất, hư hại đối với Công trình, Vật tư, Nhà xưởng, Thiết bị do lỗi của Chủ đầu tư, do thiết kế của Chủ đầu tư hoặc do bất khả kháng.
12.2. Kể từ Ngày hoàn thành cho đến ngày Chủ đầu tư xác nhận hoàn thành bảo hành công trình, Chủ đầu tự chịu trách nhiệm về các rủi ro tổn thất hay hư hại Công trình, Nhà xưởng, Vật tư, trừ trường hợp tổn thất hay hư hại đó bắt nguồn từ:
a) một sai sót còn tồn tại vào Ngày hoàn thành;
b) một sự việc xảy ra trước Ngày hoàn thành và không phải là rủi ro của Chủ đầu tư;
c) các hoạt động của Nhà thầu trên Công trường sau Ngày hoàn thành.”
Như vậy, trong trường hợp bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng nhà thầu vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để hạn chế hậu quả của sự việc bất khả kháng.
Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 25/8/2022.
Phạm Văn Quốc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng đấu thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?