Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen?
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen?
- Công bố công khai thông tin vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen?
Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen cụ thể như sau:
(1) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành, vi không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học khi nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung trong giấy chứng nhận an toàn sinh học.
(3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi che giấu thông tin về nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đa dạng sinh học của sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
(4) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen khi không có giấy chứng nhận an toàn sinh học theo quy định.
(5) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học;
- Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
(6) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học gây ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học;
- Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học.
Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen bị phạt bao nhiêu tiền?
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen?
Tại khoản 7 Điều 54 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phuc hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen cụ thể như sau:
- Buộc tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4, điểm a khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều này;
- Buộc tái xuất lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
Công bố công khai thông tin vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?
Đối với quy định về việc công bố công khai thông tin vi phạm hành chính thì tại Điều 72 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Công khai thông tin cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội trong các trường hợp sau:
(1) Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường.
(2) Cá nhân, tổ chức bị đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường hoặc bị đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
(3) Cơ sở bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm buộc di dời địa điểm đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
(4) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt thuộc các trường hợp quy định tại điểm g khoản 2, khoản 5 và khoản 7 Điều 32; điểm g khoản 2 và khoản 4 Điều 33.
(5) Các trường hợp khác do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Nguyễn Khánh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sinh vật biến đổi gen có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?