Nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về người điều khiển phương tiện, người đi bộ và người bị nạn từ 15/8/2024 như thế nào?
Nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về người điều khiển phương tiện, người đi bộ và người bị nạn từ 15/8/2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định về nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về người điều khiển phương tiện, người đi bộ và người bị nạn như sau:
(1) Thông tin về người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);
- Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng (số, hạng, thời hạn, năm cấp); nơi đào tạo; nơi sát hạch; nơi cấp;
- Khi xảy ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có hay không: trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng; thắt dây an toàn (đối với ô tô); đội mũ bảo hiểm (đối với mô tô, xe máy, xe đạp); dùng tay cầm và sử dụng điện thoại (hoặc các thiết bị điện tử khác); hoặc các trường hợp gây mất tập trung khác; là người gây tai nạn;
- Sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện: ở lại hiện trường, rời khỏi hiện trường, bỏ trốn khỏi hiện trường.
(2) Thông tin về người đi bộ
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);
- Đi bộ qua đường tại nơi có hoặc không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, đi bộ trên vỉa hè, đi bộ vào đường cấm người đi bộ, đi bộ trên phần đường dành cho xe chạy, sử dụng rượu, bia, ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng, đang dùng tay cầm và sử dụng điện thoại (hoặc các thiết bị điện tử khác); hoặc các trường hợp gây mất tập trung khác.
(3) Thông tin về người bị nạn gồm
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);
- Là người điều khiển phương tiện; người trên phương tiện (hành khách, nhân viên phục vụ), người đi bộ, người có liên quan khác bị chết hoặc bị thương tích (tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể) trong vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về người điều khiển phương tiện, người đi bộ và người bị nạn từ 15/8/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Phân loại tai nạn giao thông gồm những mức độ nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định về phân loại tai nạn giao thông như sau:
Theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì tai nạn giao thông gồm vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng và vụ va chạm giao thông
(1) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
- Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
(2) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Làm chết 02 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- Gây thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
(3) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Làm chết 01 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
(4) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 61%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 11% đến dưới 61%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
(5) Vụ va chạm giao thông là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả dưới mức quy định tại (4).
(6) Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật của người bị thương do tai nạn giao thông gây ra được thực hiện theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tỉ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
(7) Việc xác định thiệt hại về tài sản do vụ tai nạn giao thông gây ra căn cứ vào kết luận định giá thiệt hại tài sản hoặc chứng thư thẩm định giá hoặc các tài liệu khác có giá trị chứng minh thiệt hại tài sản.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ cụ thể như sau:
(1) Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
+ Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
(2) Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
(3) Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại (1) và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
(4) Phương tiện gắn biển số xe nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
Lưu ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?