Những khu vực nào thuộc sân bay dùng chung dân dụng và quân sự? Quản lý sân bay dùng chung dân dụng và quân sự như thế nào?
Những khu vực nào thuộc sân bay dùng chung dân dụng và quân sự?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 05/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xác định khu vực quản lý tại sân bay dùng chung dân dụng và quân sự
1. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự là sân bay phục vụ cho cả hoạt động dân dụng và quân sự.
2. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự bao gồm các khu vực sau đây:
a) Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự;
b) Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng;
c) Khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
Như vậy theo quy định trên những khu vực sau thuộc sân bay dùng chung dân dụng và quân sự:
- Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự.
- Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng.
- Khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
Những khu vực nào thuộc sân bay dùng chung dân dụng và quân sự? Quản lý sân bay dùng chung dân dụng và quân sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc quản lý sân bay dùng chung dân dụng và quân sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 66 Nghị định 05/2021/NĐ-CP quy định việc quản lý sân bay dùng chung dân dụng và quân sự được thực hiện như sau:
- Trách nhiệm quản lý sân bay dùng chung dân dụng và quân sự:
+ Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự.
+ Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng.
+ Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định trách nhiệm quản lý khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự.
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định ranh giới khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng, khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự do dân dụng quản lý.
- Việc quản lý, khai thác sân bay dùng chung dân dụng và quân sự phải được hiệp đồng bằng văn bản. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, đơn vị quân đội trong khu vực cảng hàng không, sân bay xây dựng văn bản hiệp đồng, bao gồm các nội dung sau:
+ Phân định khu vực, kết cấu hạ tầng do từng bên quản lý, khai thác; trách nhiệm quản lý, khai thác, kiểm tra điều kiện khai thác khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự; mức độ ưu tiên sử dụng khu vực, kết cấu hạ tầng trong các tình huống đột xuất, đặc biệt.
+ Phối hợp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an toàn trong khu bay; trách nhiệm của các bên trong trường hợp khẩn cấp có hoạt động của tàu bay quân sự.
+ Điều kiện thiết bị và nhân lực tối thiểu để đáp ứng các yêu cầu về điều hành tàu bay dân dụng, quân sự; phối hợp quản lý, khai thác chung mặt bằng, thiết bị, dịch vụ dành riêng cho hoạt động dân dụng hoặc quân sự trong trường hợp cần thiết; vị trí, thành phần làm nhiệm vụ tại đài kiểm soát không lưu chung khi có hoạt động bay hỗn hợp.
+ Trách nhiệm thông báo kế hoạch bay dân dụng, quân sự cho các đơn vị có liên quan; phối hợp trao đổi thông tin, thống nhất biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.
+ Các yêu cầu đặc thù của từng bên trong điều kiện bay đêm, tầm nhìn hạn chế đối với tàu bay quân sự.
+ Phối hợp xử lý các trường hợp xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, khai thác kết cấu hạ tầng và thiết bị thuộc khu vực dành riêng cho hoạt động quân sự, dân dụng có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của nhau.
Việc phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 62 Nghị định 05/2021/NĐ-CP quy định việc phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như sau:
- Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức hội nghị phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước khi cần thiết để thống nhất công tác phối hợp và giải quyết các vấn đề phát sinh đối với hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.
- Cảng vụ hàng không phối hợp với Người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác công trình cung cấp, cập nhật sơ đồ cảng hàng không, sân bay cho cơ quan quản lý nhà nước liên quan tại cảng hàng không, sân bay; chủ trì cuộc họp liên tịch hàng quý hoặc khi cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh đối với hoạt động của cảng hàng không, sân bay.
Như vậy, khi cần thiết thì Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức hội nghị phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước để thông nhất việc phối hợp và giải quyết những phát sinh liên quan đến các hoạt động tại các cảng hàng không, sân bay.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảng hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?