Những nguyên nhân nào khiến Dự thảo Luật Đất đai chưa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 6 Quốc hội khóa XV?
Những lý do nào khiến Dự thảo Luật Đất đai chưa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 6?
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 do Quốc hội ban hành thì Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
Tuy nhiên, tại phiên làm việc ngày 16/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thông tin dự án sửa đổi Luật Đất đai được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa thông qua tại kỳ họp kỳ 6 đang diễn ra và dự kiến chuyển sang phiên họp bất thường tháng 1/2024.
Theo đó, các vấn đề sau tại Dự thảo Luật Đất đai vẫn còn đang tranh cãi và cần thảo luận thêm. Tiêu biểu có ba vấn đề nổi bật sau:
(1) Chế định Nhà nước thu hồi đất (Điều 79, 126 và 128 Dự thảo)
Với dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ, Ban soạn thảo thiết kế hai phương án. Một, quy định các dự án này thuộc diện Nhà nước thu hồi để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Hai, các dự án phải gắn tiêu chí, điều kiện cụ thể thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Hai phương án trên vướng phải sự khác biệt giữa Chính phủ chọn phương án một và một số đại biểu quốc hội chọn phương án hai.
(2) Phương pháp định giá đất và các trường hợp, điều kiện áp dụng (Điều 159 Dự thảo) cũng còn nhiều ý kiến trái chiều
Ban soạn thảo thiết kế hai phương án. Một là quy định tại luật về nội dung phương pháp và giao Chính phủ quy định trường hợp, điều kiện áp dụng. Hai là quy định ngay trong luật nội dung, trường hợp, điều kiện áp dụng từng phương pháp để bảo đảm công khai, minh bạch, khả thi. Chính phủ đề xuất phương án một và đưa ra 4 phương pháp định giá đất là so sánh, thặng dư, thu nhập và hệ số điều chỉnh.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và nhiều đại biểu quốc hội nghiêng về phương án hai vì quy định càng cụ thể giúp "bảo vệ cán bộ" và đảm bảo khả thi cho cơ quan thực hiện. "Nghị định không phải là luật, chỉ hướng dẫn. Cơ quan kiểm toán, thanh tra hỏi tại sao chọn phương pháp này, không chọn cái kia. Cái kia cao hơn một đồng cũng chết", ông Huệ nói tại phiên thảo luận ngày 16/11, đề nghị dự thảo nêu rõ điều kiện áp dụng, nguyên tắc lựa chọn của từng phương pháp.
(3) Chế định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm (Điều 34 Dự thảo)
Ban soạn thảo thiết kế phương án một các đơn vị này khi lựa chọn hình thức thuê trả tiền hàng năm thì không được quyền bán, quyền thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê. Phương án hai cho phép bán, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê.
Chính phủ đề xuất phương án hai vì đây là hình thức để các đơn vị sự nghiệp huy động vốn hợp tác, thực hiện hoạt động kinh tế theo năng lực, tự chủ tài chính, giảm gánh nặng cho ngân sách.
Thảo luận tại hội trường, hầu hết đại biểu chọn phương án một.
Ngoài ba vướng mắc trên thì Dự thảo còn phát sinh nhiều vấn đề mà phát sinh nhiều tranh cãi dẫn đến chưa thống nhất để thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).
Những lý do nào khiến Dự thảo Luật Đất đai chưa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 6? (Hình ảnh từ Internet)
Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được lập như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 bổ sung bởi điểm a khoản 52 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 thì chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được lập dự kiến như sau:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
+ Đại diện Chính phủ trình bày tờ trình đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình, kiến nghị về luật, pháp lệnh.
Đại diện cơ quan, tổ chức khác, đại biểu Quốc hội có thể được mời phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh của mình;
+ Đại diện Ủy ban pháp luật trình bày báo cáo thẩm tra;
+ Đại biểu tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
+ Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;
+ Đại diện Chính phủ, đại diện cơ quan, tổ chức khác, đại biểu Quốc hội có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trình bày bổ sung những vấn đề được nêu ra tại phiên họp;
+ Chủ tọa phiên họp kết luận.
- Căn cứ vào đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Hồ sơ dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm tờ trình và dự thảo nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, kèm theo bản điện tử hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
- Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Tải về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới nhất ở đâu?
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được thảo luận thông qua tải về tại đây:
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Luật đất đai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?