Những vụ án dân sự có tính chất phức tạp nào được gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm?
Những vụ án dân sự có tính chất phức tạp nào được gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm?
Theo Công văn 1083/VKSTC-V9 2024 có nội dung như sau:
Câu 16. Chưa có hướng dẫn quy định “vụ án có tính chất phức tạp” để gia hạn thời hạn xét xử theo khoản 1 Điều 203 BLTTDS và được gia hạn mấy lần? Chưa có hướng dẫn về “trường hợp cần thiết” quy định tại điểm a khoản 4 Điều 104 BLTTDS để mời đại diện UBND cấp xã nơi có tài sản định giá chứng kiến việc định giá (VKS Thừa Thiên Huế)
Trả lời:
1. Thực tiễn kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự cho thấy “vụ án có tính chất phức tạp” được gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử là một trong các vụ án sau:
- Liên quan đến nhiều cấp, nhiều địa phương, nhiều cơ quan hoặc có yếu tố nước ngoài, phụ thuộc vào sự phối hợp, hỗ trợ và tuân thủ của nhiều cơ quan, tổ chức dẫn đến việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, giải quyết vụ án mất nhiều thời gian.
- Có quan điểm khác nhau trong việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật.
- Có đương sự là đối tượng chính sách (dân tộc, tôn giáo, người có công...) dẫn đến quá trình giải quyết vụ án có khả năng phát sinh những tình huống nhạy cảm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội địa phương.
- Quá trình giải quyết vụ án có dấu hiệu cho thấy người tiến hành tố tụng có biểu hiện tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan dẫn đến khiếu nại, bức xúc kéo dài.
- Có các quan hệ tranh chấp mới, phát sinh tình huống pháp luật chưa có quy định cụ thể hoặc quy định không rõ ràng, chồng chéo, mâu thuẫn...
Khoản 1 Điều 203 BLTTDS quy định “Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này”. Như vậy, việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử chỉ được thực hiện 01 lần.
...
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, những vụ án tranh chấp dân dự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án sẽ được gia hạn 01 lần thời hạn chuẩn bị xét xử phiên tòa sơ thẩm nếu có tính chất phức tạp như một trong các vụ án sau:
- Liên quan đến nhiều cấp, nhiều địa phương, nhiều cơ quan hoặc có yếu tố nước ngoài, phụ thuộc vào sự phối hợp, hỗ trợ và tuân thủ của nhiều cơ quan, tổ chức dẫn đến việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, giải quyết vụ án mất nhiều thời gian.
- Có quan điểm khác nhau trong việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật.
- Có đương sự là đối tượng chính sách (dân tộc, tôn giáo, người có công...) dẫn đến quá trình giải quyết vụ án có khả năng phát sinh những tình huống nhạy cảm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội địa phương.
- Quá trình giải quyết vụ án có dấu hiệu cho thấy người tiến hành tố tụng có biểu hiện tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan dẫn đến khiếu nại, bức xúc kéo dài.
- Có các quan hệ tranh chấp mới, phát sinh tình huống pháp luật chưa có quy định cụ thể hoặc quy định không rõ ràng, chồng chéo, mâu thuẫn...
Những vụ án dân sự có tính chất phức tạp nào được gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm? (Hình từ Internet)
Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
- Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
- Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
- Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 286 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như sau:
- Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
+ Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
+ Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
+ Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.
- Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
- Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Thời hạn nêu trên không áp dụng đối với vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vụ án dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?