Nội dung báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện kết luận kiểm tra hoạt động đấu thầu gồm những gì?
- Nội dung báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện kết luận kiểm tra hoạt động đấu thầu gồm những gì?
- Cơ chế xử lý đối với việc không thực hiện kết luận kiểm tra hoạt động đấu thầu như thế nào?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu như thế nào?
Nội dung báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện kết luận kiểm tra hoạt động đấu thầu gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 25 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định như sau:
Trên cơ sở Kết luận kiểm tra, người đứng đầu đơn vị được kiểm tra chỉ đạo thực hiện Kết luận kiểm tra và báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra theo các nội dung sau:
- Khắc phục ngay đối với những tồn tại, sai sót có thể khắc phục được trong dự án/dự toán mua sắm, gói thầu đang thực hiện.
- Chấn chỉnh hoạt động đấu thầu đối với các dự án/dự toán mua sắm, gói thầu khác.
- Báo cáo danh sách các tổ chức, cá nhân có liên quan đã bị xử lý theo quy định của pháp luật trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.
- Báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra theo Mẫu số 9 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT và gửi cơ quan kiểm tra trong thời hạn quy định tại Kết luận kiểm tra.
Nội dung báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra hoạt động đấu thầu gồm những gì? (Hình từ Internet)
Cơ chế xử lý đối với việc không thực hiện kết luận kiểm tra hoạt động đấu thầu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định cơ chế xử lý đối với việc không thực hiện Kết luận kiểm tra như sau:
- Tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị được kiểm tra và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Kết luận kiểm tra mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự.
- Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 35 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:
- Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chủ trì, tổ chức kiểm tra hoặc chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 35 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT.
- Trách nhiệm của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
+ Chủ trì, tổ chức việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các dự án/dự toán mua sắm do địa phương quyết định đầu tư hoặc quản lý.
+ Tổ chức kiểm tra đào tạo về đấu thầu, kiểm tra việc lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, ký kết hợp đồng và các hoạt động khác liên quan đến đấu thầu tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và các dự án/dự toán mua sắm thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
+ Phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT; Quyết định kiểm tra và Kết luận kiểm tra hoạt động đấu thầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT.
+ Tổng hợp cáo cáo phản hồi về tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra đối với các dự án/dự toán mua sắm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì kiểm tra trên địa bàn tỉnh.
+ Giao một phòng, ban trực thuộc thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu.
+ Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về Kết luận kiểm tra.
+ Quyết định biện pháp xử lý sau kiểm tra (nếu có).
+ Tổng hợp tình hình thực hiện kiểm tra hàng năm của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và các dự án/dự toán mua sắm thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
+ Tổng hợp danh sách các nhà thầu, các tổ chức/cá nhân có liên quan đã bị xử lý khi phát hiện vi phạm pháp luật về đấu thầu, pháp luật khác có liên quan trong quá trình kiểm tra của đơn vị mình cũng như của các đơn vị khác thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
+ Yêu cầu các đơn vị gửi các báo cáo được quy định tại Điểm h và Điểm i Khoản này về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Trách nhiệm của Giám đốc các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Tổ chức kiểm tra việc lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, ký kết hợp đồng và các hoạt động khác liên quan đến đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án/dự toán mua sắm do mình quyết định.
+ Phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày được phê duyệt; Quyết định kiểm tra và Kết luận kiểm tra hoạt động đấu thầu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT.
+ Giao một phòng, ban trực thuộc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra về hoạt động đấu thầu.
+ Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về Kết luận kiểm tra.
+ Quyết định biện pháp xử lý sau kiểm tra (nếu có).
+ Tổng hợp tình hình thực hiện kiểm tra hàng năm đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án/dự toán mua sắm do mình quyết định.
+ Tổng hợp danh sách các nhà thầu, các tổ chức/cá nhân có liên quan đã bị xử lý trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về đấu thầu, pháp luật khác có liên quan trong quá trình kiểm tra.
+ Chỉ đạo các đơn vị gửi các báo cáo được quy định tại Điểm e và Điểm g Khoản này về các Sở, ban, ngành để tổng hợp, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Tổ chức kiểm tra việc lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và các hoạt động khác liên quan đến đấu thầu đối với các dự án/dự toán mua sắm do mình quyết định và các dự án/dự toán mua sắm do cấp xã quyết định hoặc làm chủ đầu tư/bên mời thầu.
+ Phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT; Quyết định kiểm tra và Kết luận kiểm tra hoạt động đấu thầu quy định tại đểm a khoản 4 Điều 35 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT.
+ Giao một phòng ban trực thuộc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra hoạt động đấu thầu.
+ Báo cáo Kết luận kiểm tra tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Quyết định biện pháp xử lý sau kiểm tra (nếu có).
+ Tổng hợp tình hình thực hiện kiểm tra hàng năm đối với các dự án/dự toán mua sắm do mình quyết định và các dự án/dự toán mua sắm do cấp xã quyết định hoặc làm chủ đầu tư/bên mời thầu.
+ Tổng hợp danh sách các nhà thầu, các tổ chức/cá nhân có liên quan đã bị xử lý trong trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về đấu thầu, pháp luật khác có liên quan trong quá trình kiểm tra.
+ Chỉ đạo các đơn vị gửi các báo cáo được quy định tại điểm e và điểm g khoản 4 Điều 35 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT về Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm tra hoạt động đấu thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?