Nội dung Ngân hàng nhà nước yêu cầu đối với tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài khi thực hiện can thiệp sớm là gì?
- Nội dung Ngân hàng nhà nước yêu cầu đối với tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài khi thực hiện can thiệp sớm là gì?
- Những thay đổi của tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
- Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mới nhất khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?
Nội dung Ngân hàng nhà nước yêu cầu đối với tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài khi thực hiện can thiệp sớm là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 156 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc một hoặc một số trường hợp thực hiện can thiệp sớm thực hiện các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Một hoặc một số yêu cầu, biện pháp hạn chế quy định tại Điều 157 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và thời hạn thực hiện;
(2) Yêu cầu tổ chức tín dụng cập nhật, thực hiện ngay phương án khắc phục quy định tại Điều 143 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 hoặc xây dựng phương án khắc phục theo quy định tại Điều 158 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, thời hạn hoàn thành xây dựng và thông qua phương án khắc phục; thời hạn ngân hàng hợp tác xã cho ý kiến về phương án khắc phục của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại khoản 2 Điều 158 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
(3) Yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài cập nhật, thực hiện ngay phương án khắc phục quy định tại Điều 143 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 hoặc xây dựng phương án khắc phục theo quy định tại Điều 158 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, thời hạn hoàn thành xây dựng và thông qua phương án khắc phục.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thực hiện ngay các yêu cầu, biện pháp hạn chế tại văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện các yêu cầu, biện pháp hạn chế này, Ngân hàng Nhà nước áp dụng bổ sung một hoặc một số biện pháp hạn chế quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính, đánh giá thực trạng tài chính để làm cơ sở xây dựng phương án khắc phục.
Nội dung Ngân hàng nhà nước yêu cầu đối với tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài khi thực hiện can thiệp sớm? (Hình từ Internet)
Những thay đổi của tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện thủ tục thay đổi một trong những nội dung sau đây:
(1) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng; tên, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(2) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp;
(3) Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;
(4) Nội dung, thời hạn hoạt động;
(5) Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua, bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn. Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông, người mua, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục xin chấp thuận đối với nội dung quy định tại điểm này.
Trường hợp mua, bán, nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, bên mua, nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện đối với chủ sở hữu, thành viên góp vốn quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 29 và khoản 2 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; thành viên góp vốn phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
(6) Tạm ngừng giao dịch từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng;
(7) Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
Ngoài ra, khi được chấp thuận thay đổi nội dung trên, tổ chức tín dụng phải thực hiện thủ tục sau đây:
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng phù hợp với nội dung thay đổi đã được chấp thuận tại các trường hợp (1) (2) (4) (5);
- Công bố nội dung thay đổi quy định tại các trường hợp (1) (2) (3) (4) trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trên 01 phương tiện truyền thông của Ngân hàng Nhà nước và 01 tờ báo in trong 03 số liên tiếp hoặc trên 01 báo điện tử của Việt Nam.
Lưu ý:
Đối với việc thay đổi địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; việc thay đổi mức vốn điều lệ, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mới nhất khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?
Tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 chính thức mới được ban hành mà cụ thể tại Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định:
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?