NSDLĐ không đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, khi NLĐ bị TNLĐ, BNN thì NSDLĐ phải chi trả cho NLĐ các khoản nào?
- NSDLĐ không đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, khi NLĐ bị TNLĐ, BNN thì NSDLĐ phải chi trả cho NLĐ các khoản nào?
- Những trường hợp nào người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị TNLĐ?
- Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là gì?
NSDLĐ không đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, khi NLĐ bị TNLĐ, BNN thì NSDLĐ phải chi trả cho NLĐ các khoản nào?
Căn cứ tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp cho người lao động trong những trường hợp đặc thù khi bị tai nạn lao động như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động
1. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.
2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.
4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.
Như vậy trong trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi người lao động bị TNLĐ, BNN thì người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động các khoản sau:
- Bồi thường hoặc trợ cấp theo quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị TNLĐ, BNN.
- Trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
NSDLĐ không đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, khi NLĐ bị TNLĐ, BNN thì NSDLĐ phải chi trả cho NLĐ các khoản nào?
Những trường hợp nào người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị TNLĐ?
Căn cứ tại Điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị TNLĐ như sau:
Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, những trường hợp sau đây, người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị TNLĐ:
- Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
- Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu rõ nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động như sau:
- Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
- Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
- Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tai nạn lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?