Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong công tác thi đua khen thưởng được hướng dẫn tại Công văn 3385/BTĐKT-P.II 2023 như thế nào?

Nội dung phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong công tác thi đua khen thưởng được hướng dẫn tại Công văn 3385/BTĐKT-P.II 2023 như thế nào? Chị T ở Hà Nội.

Công văn 3385/BTĐKT-P.II 2023 hướng dẫn nội dung phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong công tác thi đua khen thưởng như thế nào?

Tại điểm c mục III.5 Công văn 5007/BNV-TĐKT năm 2023 hướng dẫn nội dung phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến như sau:

Một sáng kiến chỉ được sử dụng một lần khi làm tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng, sáng kiến đã sử dụng khi xét danh hiệu thi đua thì không được dùng trong xét hình thức khen thưởng và ngược lại. Không dùng một sáng kiến để xét nhiều hình thức khen thưởng

Nội dung trên được hướng dẫn tại Công văn 3385/BTĐKT-P.II năm 2023 như sau:

(*) Xét, công nhận sáng kiến

Theo Nghị định 13/2012/NĐ-CPThông tư 18/2013/TT-BKHCN thì sáng kiến đã được công nhận ở cơ sở, thì cơ sở đó không công nhận lại sáng kiến này nữa.

Ví dụ: A có sáng kiến được công nhận năm 2017 tại cơ sở X, thì từ năm 2018 trở đi, cơ sở X không công nhận lại sáng kiến cho A hoặc người khác ở cơ sở mà A đã được công nhận sáng kiến.

Theo Nghị định 91/2017/NĐ-CP, sáng kiến phải được áp dụng thực tiễn đạt hiệu quả cao và được Hội đồng sáng kiến xét, người đứng đầu công nhận phạm vi ảnh hưởng trong từng cấp (cấp cơ sở do Hội đồng sáng kiến cơ sở xét, người đứng đầu công nhận; cấp bộ, ngành, tỉnh do Hội đồng sáng kiến cấp bộ, ngành, tỉnh xét, người đứng đầu công nhận; cấp toàn quốc do Hội đồng sáng kiến cấp bộ, ngành, tỉnh xét, người đứng đầu công nhận).

Như vậy, sáng kiến chỉ được công nhận 01 lần ở 01 phạm vi ảnh hưởng trong từng cấp. Mặt khác sáng kiến chính là thành tích, khi được cấp có thẩm quyền công nhận mới đủ điều kiện, tiêu chuẩn để xét khen thưởng.

(*) Tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

- Sáng kiến làm tiêu chuẩn có trong danh hiệu thi đua gồm: Chiến sỹ thi đua cơ sở, chiến sỹ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, chiến sỹ thi đua toàn quốc, cả 03 danh hiệu thi đua này đều lấy nền tảng cơ sở là chiến sỹ thi đua cơ sở.

Theo quy định pháp luật về thi đua khen thưởng hiện hành, một trong các tiêu chuẩn chiến sỹ thi đua cơ sở là “hoàn thành tốt nhiệm vụ” và “có sáng kiến được công nhận và phải được áp dụng thực tiễn đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong cấp cơ sở hoặc tương đương (đối với lực lượng vũ trang)”.

- Sáng kiến làm tiêu chuẩn trong hình thức khen thưởng gồm: Bằng khen, Huân chương đều lấy tiêu chuẩn là “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và “có sáng kiến được công nhận…”. Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh là nền tảng cơ sở để khen thưởng cao hơn.

Một trong tiêu chuẩn tặng “Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh để tặng cho cá nhân là “có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở”. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” cho cá nhân là “đã được tặng bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh và 05 năm tiếp theo trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 05 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở”. Như vậy những sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở nằm trong giai đoạn đề nghị khen thưởng mới bảo đảm đúng điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh hoặc Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Ví dụ: Năm 2017 xét tặng “Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh” thì những sáng kiến cấp cơ sở công nhận 02 năm trở lên tính từ năm 2017 trở về trước mới bảo đảm tiêu chuẩn để xét bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh. Trường hợp xét tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” nếu năm 2017 được tặng bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh trong giai đoạn 2016-2017 thì những sáng kiến cấp cơ sở công nhận từ năm 2018 trở đi mới bảo đảm tiêu chuẩn xét, còn những sáng kiến cấp cơ sở công nhận trước năm 2018 không bảo đảm điều kiện tiêu chuẩn để xét Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với tiêu chuẩn xét Huân chương là đã được hình thức khen thưởng liền kề và 05 năm tiếp theo trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có số lượng sáng kiến theo phạm vi trong cấp công nhận. Những cá nhân “hoàn thành tốt nhiệm vụ” không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn xét các hình thức khen thưởng từ bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh trở lên. Mặt khác, sáng kiến là thành tích được công nhận nên phải đảm bảo nguyên tắc khen thưởng “Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được” quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2017/NĐ-CP.

Tóm lại, một trong các tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho cá nhân là mức độ hoàn thành nhiệm vụ và có sáng kiến được công nhận phạm vi ảnh hưởng trong từng cấp, nằm trong thời gian xét thành tích khen thưởng mới được tính làm tiêu chuẩn khen thưởng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành trong một năm một cá nhân chỉ được xếp 01 mức độ là “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” hoặc “hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Do vậy, nếu công nhận danh hiệu thi đua thì khi xét tặng hình thức khen thưởng từ bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh trở lên không bảo đảm đúng tiêu chuẩn và ngược lại.

hướng dẫn nội dung phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong công tác thi đua khen thưởng như thế nào?

Hướng dẫn nội dung phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong công tác thi đua khen thưởng như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Sáng kiến là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP thì sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;

- Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;

- Không thuộc đối tượng bị loại trừ theo quy định.

Tác giả sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP thì tác giả sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến tại:

+ Tại cơ sở là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến;

+ Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, với điều kiện chủ đầu tư tạo ra sáng kiến từ chối công nhận sáng kiến và không có thỏa thuận khác với tác giả sáng kiến;

+ Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi đua khen thưởng

Phạm Phương Khánh

Thi đua khen thưởng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi đua khen thưởng có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào