Phát tán tài liệu gây cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt?
Hành vi phát tán tài liệu cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào Điều 24 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến;
b) Hủy hoại hệ thống đường truyền và thiết bị mạng, hệ thống âm thanh (loa, micro, tăng âm, bộ trộn âm thanh), thiết bị hiển thị hình ảnh tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu thành phần phiên tòa, phiên họp trực tuyến, thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, phần mềm truyền hình trực tuyến, thiết bị camera ghi hình diễn biến phiên tòa, phiên họp, thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy chiếu vật thể dùng để trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa, phiên họp.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, hành vi phát tán tài liệu cản trở hoạt động tố tụng sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Ngoài việc xử phạt hành chính thì hành vi phát tán tài liệu cản trở hoạt động tố tụng sẽ bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Chú ý, mức xử phạt hành chính theo quy định nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ bằng 02 lần so với cá nhân.
Phát tán tài liệu gây cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt?
Đối tượng nào sẽ bị xử phạt hành chính do hành vi phát tán tài liệu cản trở hoạt động tố tụng?
Căn cứ vào Điều 4 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
1. Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 495 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 324 và khoản 1 Điều 325 của Luật Tố tụng hành chính.
Trường hợp Hội thẩm thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng khi đang thực hiện nhiệm vụ của Hội thẩm thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
Theo đó, những đối tượng theo quy định nêu trên sẽ bị xử phạt hành chính do có hành vi phát tán tài liệu cản trở hoạt động tố tụng.
Thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi phát tán tài liệu cản trở hoạt động tố tụng được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 33 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13, Điều 14, Điều 16, khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19, khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16, Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều 18, Điều 19, khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 22, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
3. Chánh án Tòa án quân sự khu vực xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 11 đến Điều 24 của Pháp lệnh này.
5. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15, Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi phát tán tài liệu cản trở hoạt động tố tụng.
Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cản trở hoạt động tố tụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?