Phối hợp phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố dựa trên nguyên tắc và nội dung như thế nào?

Cho tôi hỏi: Phối hợp phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố dựa trên nguyên tắc và nội dung như thế nào? Câu hỏi của cô Tuyến đến từ Lâm Đồng.

Thực hiện phối hợp phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 2 Quy chế Phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định nguyên tắc phối hợp phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố như sau:

- Đảm bảo phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan trong quá trình hoạt động; đảm bảo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia, ký kết trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố.

- Hoạt động phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời, đảm bảo đúng nội dung, hiệu quả.

- Bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước. Chỉ sử dụng thông tin được cung cấp phục vụ công tác nghiệp vụ và công tác tố tụng khi đủ điều kiện.

Nội dung phối hợp trong công tác phòng ngừa và đấu tranh tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 4 Quy chế Phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định nội dung phối hợp trong công tác phòng ngừa và đấu tranh tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố gồm có:

- Nội dung phối hợp trong công tác phòng ngừa tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố:

+ Trao đổi và cung cấp thông tin về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố.

+ Tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố.

+ Kiểm tra, giám sát các tổ chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

- Nội dung phối hợp trong công tác đấu tranh chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố:

+ Trao đổi và cung cấp thông tin nghi ngờ về rửa tiền, tài trợ khủng bố.

+ Thành lập “đường dây nóng” để tiếp nhận, xử lý thông tin khẩn cấp về tài trợ khủng bố.

Phối hợp phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố dựa trên nguyên tắc và nội dung như thế nào?

Phối hợp phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố dựa trên nguyên tắc và nội dung như thế nào? (Hình từ Internet)

Phối hợp trong trao đổi và cung cấp thông tin về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Quy chế Phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định phối hợp trong trao đổi và cung cấp thông tin về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố như sau:

- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, có nhiệm vụ:

+ Cung cấp các thông tin về phương thức, thủ đoạn của tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố.

+ Kết quả điều tra, xử lý tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố theo đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đảm bảo yêu cầu tiến độ, không vượt quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin.

+ Tổ chức rà soát, thu thập, cung cấp các thông tin theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu công tác đánh giá đa phương của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền đối với Việt Nam và các yêu cầu quốc tế Việt Nam đã cam kết thực hiện đảm bảo kịp thời, chính xác.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống rửa tiền, có nhiệm vụ:

+ Cung cấp các thông tin về công tác phòng, chống rửa tiền theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền theo đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đảm bảo yêu cầu tiến độ, không vượt quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin.

+ Thông tin phục vụ công tác xác minh, điều tra, xử lý vụ việc nghi ngờ đến rửa tiền, tài trợ khủng bố do các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:

+ Cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đảm bảo yêu cầu tiến độ, không vượt quá 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin.

+ Định kỳ hoặc khi phát sinh trao đổi kết quả thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và công tác phòng, chống khủng bố về Bộ Công an để tập hợp, báo

+ Tổ chức rà soát, thu thập, cung cấp các thông tin theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Công an đáp ứng yêu cầu công tác đánh giá đa phương của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền đối với Việt Nam và các yêu cầu quốc tế Việt Nam đã cam kết thực hiện kịp thời, chính xác.

Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống rửa tiền

Phạm Thị Kim Linh

Phòng chống rửa tiền
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống rửa tiền có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống rửa tiền
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền giai đoạn 2024-2028 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Pháp luật
Khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản là dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản về phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Cục Phòng chống rửa tiền thuộc cơ quan nào? Cục Phòng chống rửa tiền có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Khi nghi ngờ đối tác liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen trong phòng chống rửa tiền thì có phải trì hoãn giao dịch không?
Pháp luật
Trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền thì Danh sách đen là gì? Khi phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen thì đối tượng báo cáo cần làm gì?
Pháp luật
Cơ quan nào lập danh sách đen trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền? Căn cứ để áp dụng biện pháp trì hoãn khi có giao dịch thuộc Danh sách đen là gì?
Pháp luật
Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không?
Pháp luật
Đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao cần áp dụng những biện pháp tăng cường nào?
Pháp luật
Ngân hàng có được tạo tài khoản vô danh không? Cách xác định chủ sở hữu hưởng tài khoản vô danh là gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào