Phương pháp chấm điểm đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là gì? Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền có dạng như thế nào?
Phương pháp chấm điểm đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là phương pháp chấm điểm.
2. Phương pháp chấm điểm được thực hiện trên cơ sở sử dụng bộ công cụ tính điểm đối với từng tiêu chí nêu tại Điều 4 Nghị định này để xếp hạng theo thang điểm từ 1 đến 5, cụ thể như sau:
a) Đối với tiêu chí nguy cơ rửa tiền: điểm 5 là có nguy cơ rửa tiền cao; điểm 4 là có nguy cơ rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có nguy cơ rửa tiền trung bình; điểm 2 là có nguy cơ rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có nguy cơ rửa tiền thấp;
b) Đối với tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền: điểm 5 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền thấp; điểm 4 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình thấp; điểm 3 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình; điểm 2 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình cao; điểm 1 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền cao;
c) Đối với tiêu chí hậu quả của rửa tiền: điểm 5 là có hậu quả của rửa tiền cao; điểm 4 là có hậu quả của rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có hậu quả của rửa tiền trung bình; điểm 2 là có hậu quả của rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có hậu quả của rửa tiền thấp;
d) Đối với tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền: điểm 5 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền cao; điểm 4 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình; điểm 2 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền thấp.
...
Theo đó, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là phương pháp chấm điểm theo thang điểm từ 1 đến 5, cụ thể:
Tiêu chí | Điểm 5 | Điểm 4 | Điểm 3 | Điểm 2 | Điểm 1 |
Nguy cơ rửa tiền | Nguy cơ rửa tiền cao | Có nguy cơ rửa tiền trung bình cao | Có nguy cơ rửa tiền trung bình | Có nguy cơ rửa tiền trung bình thấp | Có nguy cơ rửa tiền thấp |
Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền | Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền thấp | Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình thấp | Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình | Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình cao | Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền cao |
Tiêu chí hậu quả của rửa tiền | Hậu quả của rửa tiền cao | Hậu quả của rửa tiền trung bình cao | Hậu quả của rửa tiền trung bình | Hậu quả của rửa tiền trung bình thấp | Hậu quả của rửa tiền thấp |
Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền | Có rủi ro quốc gia về rửa tiền cao | Có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình cao | Có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình | Có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình thấp | Có rủi ro quốc gia về rửa tiền thấp. |
Phương pháp chấm điểm đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền như thế nào? Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền có dạng như thế nào? (Hinh từ Internet)
Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền; tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền và tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.
2. Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực, cụ thể như sau:
a) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá;
b) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá.
3. Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền bao gồm tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý và tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật, cụ thể như sau:
a) Tiêu chí tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý bao gồm tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực;
b) Tiêu chí tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật bao gồm tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực.
4. Tiêu chí hậu quả của rửa tiền bao gồm:
a) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tế;
b) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính;
c) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực;
d) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội.
Theo quy định trên, đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền theo 3 tiêu chí được quy định như trên là tiêu chí nguy cơ rửa tiền; tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền và tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.
Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền có dạng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Phụ Lục ban hành kèm theo Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền như sau:
Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu đánh giá rủi ro Quốc gia về rửa tiền:
Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu đánh giá nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn xuyên Quốc gia
Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu đánh giá nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước.
Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu đánh giá nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực xuyên Quốc gia
Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu đánh giá toàn diện của khuôn khổ pháp lý
Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật
Tải các biểu mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền: Tại đây
Nghị định 19/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/4/2023, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 6 Nghị định 19/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2023.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống rửa tiền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?