Phương thức cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù từ ngày 10/10/2023 được quy định như thế nào?
- Phương thức cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định 22/2023/1Đ-TTg được quy định như thế nào?
- Mục đích của việc sử dụng vốn vay của người chấp hành xong án phạt tù là gì?
- Mức vốn cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù được quy định như thế nào?
- Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định mức lãi suất cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù như thế nào?
Phương thức cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định 22/2023/1Đ-TTg được quy định như thế nào?
Phương thức cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù được quy định tại Điều 4 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg.
Phương thức cho vay
1. Đối với người chấp hành xong án phạt tù
a) Thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội.
2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh
Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp.
Theo đó, người chấp hành xong án phạt tù có thể thực hiện vay vốn ngân hàng chính sách xã hội thông qua hộ gia đình.
Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội.
Phương thức cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định 22/2023/1Đ-TTg được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mục đích của việc sử dụng vốn vay của người chấp hành xong án phạt tù là gì?
Tại Điều 5 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định về mục đích của việc sử dụng vốn vay như sau:
* Đối với vay vốn để đào tạo nghề
Chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của người chấp hành xong án phạt tù trong thời gian theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chi phí này bao gồm: Tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập; chi phí ăn, ở, đi lại.
* Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
Chi phí để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm gồm chi phí cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.
Mức vốn cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định về mức vốn cho vay như sau:
Mức vốn cho vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề
Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
a) Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Theo đó, mức vốn cho vay đối với người châ[s hành xong án phạt tù cụ thể như sau:
* Đối với vay vốn để đào tạo nghề
- Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
* Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
- Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù;
- Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định mức lãi suất cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù như thế nào?
Tại Điều 9 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù như sau:
Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Theo đó, lãi suất cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù bằng với lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Ngoài ra, người chấp hành xong án phạt tù vay vốn đào tạo nghề và vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm không phải thực hiện bảo đảm tiền vay (khoản 1 Điều 10 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg)
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Chính sách xã hội về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay vốn (khoản 2 Điều 10 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg)
Quyết định 22/2023/QĐ-TTg sẽ có hiệu lực từ ngày 10/10/2023
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chấp hành xong án phạt tù có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?