QCVN 01-39:2011/BNNPTNT về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi? Tiêu chuẩn nước dùng trong chăn nuôi ra sao?
- QCVN 01-39:2011/BNNPTNT về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi áp dụng đối với đối tượng nào?
- Thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn QCVN 01-39:2011/BNNPTNT về việc sinh nước dùng trong chăn nuôi gồm những gì?
- Tiêu chuẩn nước dùng trong chăn nuôi ra sao?
- Quy định về quản lý trong việc áp dụng và thực hiện Quy chuẩn QCVN 01-39:2011/BNNPTNT về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi thế nào?
QCVN 01-39:2011/BNNPTNT về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi áp dụng đối với đối tượng nào?
QCVN 01-39:2011/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ Khoa học, Công Nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư 33 /2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn.
Theo đó, quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng cho gia súc, gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi tập trung.
Đối tượng áp dụng bao gồm các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung.
QCVN 01-39:2011/BNNPTNT về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi? Tiêu chuẩn nước dùng trong chăn nuôi ra sao? (Hình từ Internet)
Thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn QCVN 01-39:2011/BNNPTNT về việc sinh nước dùng trong chăn nuôi gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn QCVN 01-39:2011/BNNPTNT, các thuật ngữ, định nghĩa được sử dụng trong quy chuẩn này bao gồm:
- BOD (Biochemical Oxygen Demand) - Nhu cầu ôxy sinh hoá: là lượng ôxy cần thiết để vi sinh vật ôxy hoá các hợp chất hữu cơ trong 1 lít nước, được tính bằng mg/l.
- COD (Chemical Oxygen Demand) - Nhu cầu ôxy hoá học: là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá các hợp chất hoá học trong 1 lít nước, được tính bằng mg/l.
- Tổng chất rắn (TS) là tổng lượng chất rắn có trong một thể tích nước, được tính bằng mg/l.
- Độ cứng là tổng lượng muối canxi và magiê có trong một thể tích nước, được tính bằng mg/l.
- Sắt tổng số là lượng muối sắt hoà tan trong một thể tích nước, được tính bằng mg Fe2O3/l.
- Tổng số vi khuẩn hiếu khí (VKHK) bao gồm tất cả các vi khuẩn cần có ôxy để có thể sống và phát triển được ở nhiệt độ 30oC - 35oC, được tính bằng CFU/ml.
- Coliforms là những vi khuẩn hình que, Gram-âm, không sinh nha bào, có khả năng lên men đường lactose và sinh hơi ở nhiệt độ 35 oC – 37 oC, được tính bằng MPN/100ml.
- Feacal coliforms là những vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện, hình que, Gram-âm, không sinh nha bào. Chúng có thể phát triển với sự có mặt của muối mật, oxidase âm tính, có khả năng lên men đường lactose và sinh hơi ở nhiệt độ 44oC ± 0,5 oC trong vòng 48h, được tính bằng MPN/100ml.
- CFU/ml (Colony Forming Unit): Đơn vị tính số khuẩn lạc trong một mililit nước, tương đồng với tổng số vi khuẩn/ml nước.
- MPN/100ml (Most Probable Number per 100 liters): Mật độ khuẩn lạc trong 100ml, tương đương với tổng số vi khuẩn/100ml nước.
Tiêu chuẩn nước dùng trong chăn nuôi ra sao?
Tiêu chuẩn nước dùng trong chăn nuôi được xác định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn QCVN 01-39:2011/BNNPTNT như sau:
(1) Hóa học
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Giới hạn tối đa | Phương pháp thử | Mức độ giám sát |
1 | pH trong khoảng | - | 6,0-8,5 | TCVN 6492 :1999 | A |
2 | Độ cứng | mg/l | 350 | TCVN 6224 :1996 | A |
3 | Nitrat (NO3-) | mg/l | 50 | TCVN 6180:1996 (ISO 7890:1988) | A |
4 | Nitrit (NO2-) | mg/l | 3 | TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984) | A |
5 | Clorua (Cl) | mg/l | 300 | TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989) | A |
6 | Sắt (Fe) | mg/l | 0,5 | TCVN 6177:1996 (ISO 6332:1988) | A |
7 | COD | mg/l | 10 | TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) | A |
8 | BOD | mg/l | 6 | TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003); TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2 : 2003) | A |
9 | Tổng số chất rắn (TS) | mg/l | 3000 | TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) | B |
10 | Đồng (Cu) | mg/l | 2 | TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986) | B |
11 | Xyanua (CN-) | mg/l | 0,07 | TCVN 6181:1996 (ISO 6703:1984) | B |
12 | Florua (F) | mg/l | 1,5 | TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992) | B |
13 | Mangan (Mn) | mg/l | 0,5 | TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986) | B |
14 | Kẽm (Zn) | mg/l | 5 | TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986) | B |
15 | Chì (Pb) | mg/l | 0,1 | TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986) | B |
16 | Thuỷ ngân (Hg) | mg/l | 0,1 | TCVN 7877:2008 (ISO 5666: 1999) | B |
17 | Asen (As) | mg/l | 0,05 | TCVN 6182:1996 (ISO 6595:1982) | A |
18 | Cadmi (Cd) | mg/l | 0,05 | TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1996) | B |
(2) Vi sinh vật
TT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Giới hạn tối đa | Phương pháp thử | Mức độ giám sát |
1 | Vi khuẩn hiếu khí | CFU/ml | 10000 | FAO 14/4 hoặc ISO 6222:1999 | A |
2 | Coliforms tổng số | MPN/100ml | 30 | TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990) | A |
3 | Feacal Coliforms | MPN/100ml | 0 | TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990) | A |
(3) Trong đó, chế độ giám sát nguồn nước như sau:
- Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng
Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B.
- Giám sát định kỳ:
+ Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A: Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng.
+ Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B: Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm.
- Giám sát đột xuất trong các trường hợp sau:
+ Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm.
+ Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước.
+ Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.
Quy định về quản lý trong việc áp dụng và thực hiện Quy chuẩn QCVN 01-39:2011/BNNPTNT về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi thế nào?
Tại Mục 3 Quy chuẩn QCVN 01-39:2011/BNNPTNT có quy định về việc quản lý như sau:
(1) Chế độ giám sát
- Thực hiện chế độ giám sát theo mức độ A, B đối với nguồn nước trước khi bắt đầu đưa vào sử dụng và nguồn nước sử dụng thường xuyên.
- Việc thực hiện giám sát đột xuất và lựa chọn mức độ giám sát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
(2) Tổ chức thực hiện
- Trách nhiệm của các cơ sở chăn nuôi
- Bảo đảm chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của Quy chuẩn này.
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trách nhiệm của Chi cục thú y các tỉnh: Chi cục thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ sở chăn nuôi.
- Trách nhiệm của Cục Thú y: Cục Thú y có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
- Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo tổng kết công tác công đoàn cơ sở giáo dục mới nhất? Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn?
- Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm hay, chọn lọc nhất? Tác phẩm nào phải có trong chương trình GDPT 2018 của môn ngữ văn?
- Người đi tù về đã được Tòa án xóa án tích thì có được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không?
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?