QCVN 29:2016/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với cần trục? Hồ sơ kỹ thuật của cần trục bao gồm những gì?
QCVN 29:2016/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với Cần trục?
QCVN 29:2016/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư 51/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo đó, QCVN 29:2016/BLĐTBXH quy định các yêu cầu về an toàn lao động đối với các loại cần trục phục vụ việc vận chuyển sản phẩm, hàng hóa.
QCVN 29:2016/BLĐTBXH áp dụng đối với các loại cần trục tự hành phân loại theo TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009) Cần trục - Phân loại theo chế độ làm việc - Phần 2: Cần trục tự hành.
QCVN 29:2016/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với Cần trục? Hồ sơ kỹ thuật của cần trục bao gồm những gì?
Hồ sơ kỹ thuật của cần trục bao gồm những gì?
Căn cứ tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH quy định hồ sơ kỹ thuật của cần trục bao gồm:
- Bản thuyết minh chung phải thể hiện được: Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, kiểu mẫu, mã hiệu, năm sản xuất, tải trọng nâng cho phép, công suất làm việc của động cơ, nguyên lý hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, cơ cấu hạn chế quá tải, cơ cấu nâng), các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đối với cần trục.
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động.
- Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của cần trục.
- Bản vẽ tổng thể của cần trục có ghi các kích thước và thông số chính.
- Quy trình kiểm tra và thử tải, quy trình xử lý, khắc phục sự cố.
- Hướng dẫn sử dụng và lắp đặt.
- Chế độ kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ.
- Các chế độ làm việc của cần trục và các thiết bị an toàn.
Những việc không được phép thực hiện trong quá trình sử dụng cần trục?
Căn cứ tại tiểu mục 3.5 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 29:2016/BLĐTBXH quy định như sau:
3.5. Quản lý sử dụng an toàn cần trục
3.5.1. Cần trục phải được sử dụng, bảo trì và bảo dưỡng theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất.
3.5.2. Những yêu cầu an toàn khi sử dụng cần trục:
3.5.2.1. Chỉ sử dụng cần trục có tình trạng kỹ thuật tốt và chưa hết hạn kiểm định kỹ thuật an toàn. Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện cần trục không đảm bảo an toàn, đơn vị sử dụng có thể đưa ra yêu cầu kiểm định trước thời hạn.
3.5.2.2. Chỉ được phép sử dụng cần trục theo đúng tính năng, tác dụng và đặc tính kỹ thuật của thiết bị do tổ chức, cá nhân sản xuất quy định. Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt quá tải trọng của cần trục.
3.5.2.3. Chỉ được phép chuyển tải bằng cần trục qua nhà xưởng, nhà ở hoặc chỗ có người khi có biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt loại trừ được khả năng gây sự cố và tai nạn lao động.
3.5.2.4. Trong quá trình sử dụng cần trục, không cho phép:
- Người lên, xuống cần trục khi cần trục đang hoạt động;
- Người ở trong bán kính quay của phần quay của cần trục;
- Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải;
- Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc kép;
- Nâng tải vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông với các vật khác;
- Nâng tải lớn hơn trọng tải tương ứng với tầm với và vị trí của chân chống phụ của cần trục;
- Cẩu với, kéo lê tải;
- Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.
- Dùng cần trục để nâng hạ người;
- Người ở phía dưới tải đang được nâng;
- Tiến hành nâng tải khi cáp bị kẹt hoặc cáp bật ra khỏi rãnh puly.
3.5.2.5. Khi cần trục công xôn di động đang làm việc, các lối lên và ra đường ray phải được rào chắn.
3.5.2.6. Cấm người trên hành lang của cần trục công xôn di động khi chúng đang hoạt động. Chỉ cho phép tiến hành các công việc vệ sinh, tra dầu mỡ, sửa chữa trên cần trục công xôn khi đã thực hiện các biện pháp đảm bảo làm việc an toàn (phòng ngừa rơi ngã, điện giật,...).
Như vậy, trong quá trình sử dụng cần trục, không cho phép:
- Người lên, xuống cần trục khi cần trục đang hoạt động;
- Người ở trong bán kính quay của phần quay của cần trục;
- Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải;
- Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc kép;
- Nâng tải vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông với các vật khác;
- Nâng tải lớn hơn trọng tải tương ứng với tầm với và vị trí của chân chống phụ của cần trục;
- Cẩu với, kéo lê tải;
- Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.
- Dùng cần trục để nâng hạ người;
- Người ở phía dưới tải đang được nâng;
- Tiến hành nâng tải khi cáp bị kẹt hoặc cáp bật ra khỏi rãnh puly.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?