QCVN 71:2022/BTNMT: Mô hình cấu trúc và nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo các chủ đề dữ liệu thành phần?

Cho tôi hỏi về Quy chuẩn QCVN 71:2022/BTNMT. Quy định mô hình cấu trúc và nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo các chủ đề dữ liệu thành phần gồm những gì? Cảm ơn!

Các chủ đề dữ liệu thành phần theo cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000?

Căn cứ Mục 2 Phần II Quy chuẩn QCVN 71:2022/BTNMT kỹ thuật quốc gia về cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 ban hành kèm Thông tư 07/2022/TT-BTNMT như sau:

Quy định mô hình cấu trúc và nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo các chủ đề dữ liệu thành phần

Thứ nhất: Biên giới, địa giới

Hình 3. Mô hình đối tượng địa lý tổng quát gói dữ liệu biên giới, địa giới

Hình 4. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu biên giới, địa giới

Hình 5. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu biên giới, địa giới (kết thúc)

Thứ hai: Cơ sở đo đạc

Hình 6. Lược đồ ứng dụng mô tả các lớp đối tượng địa lý trong gói dữ liệu cơ sở đo đạc

Như vậy, các chủ đề dữ liệu thành phần theo cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được quy định như trên.

Các chủ đề dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia được quy định như thế nào theo Quy chuẩn QCVN 71:2022/BTNMT?

QCVN 71:2022/BTNMT: Mô hình cấu trúc và nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo các chủ đề dữ liệu thành phần? (Hình từ internet)

Quy định chuẩn quy chiếu tọa độ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở?

Căn cứ Mục 5 Phần II Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BTNMT về chuẩn hệ quy chiếu tọa độ như sau:

"5. Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ
5.1. Chuẩn hệ quy chiếu toạ độ được áp dụng để mô tả chi tiết hệ quy chiếu toạ độ sử dụng khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý.
5.2. Mô hình hệ quy chiếu toạ độ được mô tả thông qua một mô hình khái niệm, quy định chi tiết tại mục 1 Phụ lục H ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
5.3. Thông tin mô tả hệ quy chiếu tọa độ quy định tại mục 2 Phụ lục H ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
5.4. Các loại cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia được xây dựng theo Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000, hệ quy chiếu độ cao là Hệ độ cao quốc gia.
5.5. Quy định về mã hệ quy chiếu tọa độ của Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000 quy định tại mục 3 Phụ lục H ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này."

Như vậy, chuẩn quy chiếu tọa độ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin đia lý cơ sở được quy định như trên.

Quy định chuẩn siêu dữ liệu địa lý quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở?

Căn cứ Mục 6 Phần II Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BTNMT về chuẩn siêu dữ liệu địa lý như sau:

"6. Chuẩn siêu dữ liệu địa lý
6.1. Chuẩn siêu dữ liệu địa lý được áp dụng để xây dựng siêu dữ liệu cho các loại dữ liệu địa lý, để trao đổi, cung cấp siêu dữ liệu địa lý dưới các hình thức khác nhau.
6.2. Siêu dữ liệu địa lý bao gồm các nhóm thông tin sau đây:
a) Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu địa lý;
b) Nhóm thông tin mô tả hệ quy chiếu toạ độ;
c) Nhóm thông tin mô tả dữ liệu địa lý;
d) Nhóm thông tin mô tả chất lượng dữ liệu địa lý;
đ) Nhóm thông tin mô tả phương pháp và quy trình phân phối dữ liệu địa lý.
6.3. Nhóm thông tin mô tả siêu dữ liệu địa lý bao gồm các thông tin mô tả khái quát siêu dữ liệu địa lý đó, cụ thể gồm các thông tin sau đây:
a) Thông tin về bảng mã kí tự Tiếng Việt được sử dụng trong siêu dữ liệu địa lý;
b) Phạm vi dữ liệu địa lý mà siêu dữ liệu địa lý mô tả;
c) Tên chuẩn siêu dữ liệu địa lý, số phiên bản chuẩn siêu dữ liệu địa lý, thời gian xây dựng siêu dữ liệu địa lý;
d) Thông tin về đơn vị xây dựng siêu dữ liệu địa lý.
6.4. Nhóm thông tin hệ quy chiếu toạ độ bao gồm các thông tin chỉ ra hệ quy chiếu toạ độ được áp dụng để xây dựng tập dữ liệu địa lý (nhóm thông tin này không bao gồm các thông tin định nghĩa hệ quy chiếu toạ độ).
6.5. Nhóm thông tin mô tả dữ liệu địa lý bao gồm các thông tin sau đây:
a) Thông tin mô tả về mục đích sử dụng và hiện trạng của dữ liệu địa lý;
b) Thông tin bảng mã kí tự Tiếng Việt được sử dụng trong dữ liệu địa lý;
c) Thông tin mô tả mô hình dữ liệu không gian, thời gian được sử dụng để biểu diễn dữ liệu địa lý;
d) Thông tin về các loại từ khoá (do đơn vị xây dựng siêu dữ liệu địa lý lựa chọn phục vụ cho mục đích khai thác thông tin sau này), chủ đề mà dữ liệu địa lý đề cập đến;
đ) Thông tin về mức độ chi tiết, mức độ đầy đủ của dữ liệu địa lý;
e) Thông tin về các đơn vị, tổ chức liên quan đến quá trình xây dựng, kiểm tra, nghiệm thu, sử dụng,… dữ liệu địa lý;
g) Thông tin về phạm vi không gian và thời gian của dữ liệu địa lý;
h) Thông tin về các ràng buộc liên quan đến dữ liệu địa lý như: các ràng buộc về quyền truy cập và bảo mật dữ liệu.
6.6. Nhóm thông tin chất lượng dữ liệu bao gồm các thông tin mô tả quy trình đánh giá chất lượng, kết quả đánh giá chung về chất lượng dữ liệu địa lý và kết quả đánh giá theo từng tiêu chí chất lượng cụ thể. Nhóm thông tin này bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Thông tin về phạm vi dữ liệu được đánh giá chất lượng;
b) Thông tin về nguồn tư liệu được sử dụng để xây dựng dữ liệu;
c) Thông tin mô tả các phương pháp được sử dụng để đánh giá chất lượng dữ liệu;
d) Thông tin mô tả kết quả đánh giá chất lượng chung và kết quả đánh giá cho từng tiêu chí chất lượng cụ thể.
6.7. Nhóm thông tin phân phối dữ liệu được áp dụng để chỉ ra cách thức phân phối dữ liệu địa lý đối với đối tượng sử dụng. Nhóm thông tin này bao gồm các loại thông tin cơ bản sau đây:
a) Thông tin mô tả cách thức mà dữ liệu địa lý được phân phối theo hình thức trực tuyến (thông qua các dịch vụ cung cấp thông tin địa lý) hoặc trung gian (thông qua các loại phương tiện lưu trữ dữ liệu);
b) Thông tin mô tả định dạng (mã hoá) dữ liệu địa lý trong quá trình phân phối.
6.8. Siêu dữ liệu địa lý phải được mã hoá bằng XML.
6.9. Siêu dữ liệu địa lý được lập theo hai cấp độ và phải được lập tối thiểu ở cấp độ 1.
6.9.1. Cấp độ 1: cấp độ tối thiểu nhất, bao gồm một tập các phần tử siêu dữ liệu địa lý cần thiết nhất phục vụ cho các mục đích tìm kiếm dữ liệu địa lý.
6.9.2. Cấp độ 2: cấp độ mở rộng, bao gồm các phần tử siêu dữ liệu ở cấp độ 1 và các phần tử siêu dữ liệu địa lý tuỳ chọn khác.
6.10. Cấu trúc và nội dung siêu dữ liệu địa lý cơ sở được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này."

Như vậy, quy định chuẩn siêu dữ liệu địa lý quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin đia lý cơ sở được quy định như trên.

Thông tư 07/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ 30/12/2022.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia

Lê Mạnh Hùng

Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào