QCVN 72:2023/BTNMT về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000? Đối tượng áp dụng QCVN 72:2023/BTNMT ra sao?
Đối tượng áp dụng QCVN 72:2023/BTNMT về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000 ra sao?
Ngày 27/6/2023, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 03/2023/TT-BTNMT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 72:2023/BTNMT về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000.
Theo đó, Quy chuẩn QCVN 72:2023/BTNMT áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thành lập, lưu trữ, quản lý, cung cấp, sử dụng bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000.
Bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 là bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo và bản đồ địa hình đáy biển được xây dựng trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
QCVN 72:2023/BTNMT về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000? Đối tượng áp dụng QCVN 72:2023/BTNMT ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000 được xác định ra sao?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục I Quy chuẩn QCVN 72:2023/BTNMT, yêu cầu về độ chính xác của bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000 được xác đỉnh như sau:
- Sai số trung phương về mặt phẳng của các đối tượng địa lý biểu thị trên bản đồ địa hình quốc gia theo tỷ lệ bản đồ thành lập không được vượt quá các giá trị dưới đây:
+ 0,5 mm trên bản đồ đối với vùng đồng bằng, vùng đồi, núi thấp;
+ 0,7 mm trên bản đồ đối với vùng núi cao và vùng ẩn khuất.
- Sai số trung phương về độ cao của các đối tượng địa lý biểu thị trên bản đồ địa hình quốc gia không được vượt quá các giá trị quy định ở Bảng sau:
Đối với khu vực ẩn khuất và đặc biệt khó khăn các sai số trên được phép tăng lên 1,5 lần.
- Khi kiểm tra, sai số giới hạn về mặt phẳng và độ cao của các đối tượng địa lý không được phép vượt quá 2,5 lần sai số trung phương. Sai số lớn nhất không vượt quá sai số giới hạn. Số lượng các trường hợp có sai số lớn hơn 2,0 lần sai số trung phương không vượt quá 5% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các sai số đều không được mang tính hệ thống.
Yêu cầu kỹ thuật thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000 thế nào?
Căn cứ khoản 2.2 tiểu mục 2 Mục II Quy chuẩn QCVN 72:2023/BTNMT, yêu cầu kỹ thuật thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:500 như sau:
Nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000
...
2.2 Yêu cầu kỹ thuật thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000.
2.2.1 Nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 được trình bày bằng các ký hiệu tương ứng theo mẫu Ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 quy định tại Điều 3 Phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
2.2.2 Độ chính xác biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ phải bảo đảm các quy định tại Điều 5 Phần I của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
2.2.3 Mỗi đối tượng địa lý được trình bày trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 bằng một loại ký hiệu sau đây:
a) Trình bày bằng ký hiệu theo tỷ lệ khi các đối tượng địa lý hình tuyến có chiều rộng đạt từ 1m trở lên đối với tỷ lệ 1:2.000 và 2,5 m trở lên đối với tỷ lệ 1:5.000; đối với các đối tượng địa lý dạng vùng nguyên tắc trình bày bằng ký hiệu theo tỷ lệ được quy định chi tiết theo từng nhóm dữ liệu bản đồ;
b) Trình bày bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ khi các đối tượng địa lý hình tuyến có chiều rộng nhỏ hơn 1 m đối với tỷ lệ 1:2.000 và nhỏ hơn 2,5 m đối với tỷ lệ 1:5.000;
c) Trình bày bằng ký hiệu không theo tỷ lệ đối với các đối tượng địa lý không vẽ được theo tỷ lệ hoặc khi cần thêm ký hiệu tượng trưng đặt vào giữa ký hiệu theo tỷ lệ để làm tăng tính trực quan của bản đồ;
d) Trình bày bằng ghi chú thuyết minh khi các đối tượng địa lý không có ký hiệu tượng trưng hoặc thuyết minh các tính chất của đối tượng địa lý. Ghi chú thuyết minh được quy định tại Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
2.2.4 Những yếu tố nội dung trình bày song song với khung nam bản đồ:
a) Các ký hiệu không theo tỷ lệ trừ ký hiệu nhà không theo tỷ lệ và các ký hiệu trình bày theo các đối tượng địa lý liên quan;
b) Tên dân cư, tên đơn vị hành chính;
c) Ghi chú độ cao của điểm độ cao, ghi chú độ sâu của điểm độ sâu, các ghi chú tên riêng;
d) Tên của các địa vật và ghi chú thuyết minh;
đ) Các ký hiệu tượng trưng cho phân bố thực vật, chất đất.
2.2.5 Các ký hiệu và ghi chú khác bố trí theo hướng của địa vật, đầu chữ và số hướng lên phía Bắc. Ghi chú độ cao đường bình độ, độ sâu đường bình độ sâu đầu số phải hướng về phía có độ cao cao hơn và ưu tiên đầu chữ hướng lên phía Bắc. Những ghi chú không bố trí theo hướng địa vật được thì bố trí song song với khung nam bản đồ.
2.2.6 Vị trí tâm ký hiệu:
a) Ký hiệu có dạng hình học cơ bản: tâm ký hiệu là tâm của các hình cơ bản đó;
b) Ký hiệu tượng hình có đường đáy: tâm ký hiệu là điểm giữa của đường đáy;
c) Ký hiệu có chân vuông góc hoặc chấm tròn, vòng tròn ở chân: tâm ký hiệu là đỉnh góc vuông ở chân hoặc tâm chấm tròn ở chân;
d) Ký hiệu rỗng chân: tâm ký hiệu ở giữa hai chân;
đ) Ký hiệu hình tuyến: tâm ký hiệu là trục giữa của ký hiệu.
2.2.7 Khi sử dụng ký hiệu để biểu thị chính xác vị trí đối tượng địa lý, tâm của ký hiệu phải đặt trùng với tâm của đối tượng.
2.2.8 Khi nhiều đối tượng địa lý trùng hoặc gần nhau, yêu cầu thể hiện chính xác, đúng vị trí những đối tượng địa lý có mức ưu tiên cao hơn và đối tượng địa lý có ý nghĩa phương vị cao hơn. Những đối tượng địa lý có mức ưu tiên thấp hơn trình bày ngắt hoặc nhường nét cho những đối tượng địa lý có mức ưu tiên cao hơn. Quy định mức ưu tiên các đối tượng địa lý khi thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và 1:5.000 cụ thể như sau:
a) Đối với các đối tượng địa lý độc lập ưu tiên thể hiện theo thứ tự sau: điểm đo đạc quốc gia; đối tượng địa lý có ý nghĩa phương vị cao hơn, chất liệu kiên cố hơn;
b) Đối với các đối tượng địa lý hình tuyến ưu tiên theo thứ tự sau: đường sắt, sông suối, đường bộ, kênh mương, ranh giới sử dụng đất, ranh giới thực vật;
c) Trường hợp đặc biệt cho phép xê dịch ký hiệu 0,2 mm trên bản đồ nhưng phải đảm bảo tuân thủ mức độ ưu tiên của các đối tượng địa lý.
2.2.9 Khi các ký hiệu giao nhau, ký hiệu có vị trí không gian ở trên hoặc thứ tự ưu tiên cao hơn trình bày đầy đủ, ký hiệu ở dưới ngắt để không giao cắt ký hiệu trên (trừ các trường hợp có ký hiệu quy định riêng).
2.2.10 Các ký hiệu không theo tỷ lệ có tâm nằm trong mảnh bản đồ, phần thừa ra ngoài không quá 1/4 ký hiệu được vẽ ra ngoài khung để trình bày hoàn chỉnh. Nếu có tâm nằm sát mép khung trong thì phải trình bày trên cả hai mảnh bản đồ kề nhau, nét khung dừng lại cách ký hiệu 0,2 mm.
2.2.11 Nguyên tắc thể hiện tên gọi các đối tượng địa lý trên bản đồ
a) Đối với những khu vực có mật độ dày đặc cho phép thu nhỏ cỡ chữ bằng 2/3 cỡ chữ quy định trong ký hiệu;
b) Khi thể hiện tên các đối tượng địa lý ưu tiên thể hiện tên những đối tượng lớn, có ý nghĩa quan trọng, nổi tiếng hoặc có ý nghĩa định hướng. Trường hợp độ dung nạp của bản đồ không cho phép thể hiện đầy đủ tên của các đối tượng địa lý hoặc nếu thể hiện đầy đủ thì chữ ghi chú ảnh hưởng đến nội dung khác và khả năng đọc của bản đồ thì có thể sử dụng ghi chú viết tắt danh từ chung. Các chữ viết tắt danh từ chung tuân theo quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này;
c) Các đối tượng địa lý có diện phân bố rộng thể hiện tên gọi trong phạm vi phân bố của đối tượng địa lý đó và có thể lặp lại với khoảng cách thích hợp, mỹ quan;
d) Các đối tượng địa lý dạng tuyến dài thể hiện tên gọi lặp lại với khoảng cách từ 10 đến 15 cm;
đ) Các đối tượng địa lý nằm trên nhiều mảnh bản đồ thì thể hiện tên gọi trên tất cả các mảnh khi độ dung nạp nội dung bản đồ cho phép. Riêng tên dân cư nằm trên 2 mảnh trở lên thì thể hiện tên dân cư chính ở mảnh tập trung đông dân cư hơn, mảnh còn lại ghi chú là tên dân cư nhắc lại quy định trong ký hiệu.
Như vậy, việc thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nêu trên.
QCVN 72:2023/BTNMT sẽ có hiệu lực tư ngày 29/12/2023
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bản đồ địa hình quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?