Quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền phải có những nội dung gì? Kiểm soát, kiểm toán nội bộ thế nào để phòng chống rửa tiền?

Ban hành qui định nội bộ để phòng chống rửa tiền, cần phải đạt được nội dung nào? Công việc kiểm soát và kiểm toán nội bộ cần được thực hiện như thế nào?_Câu hỏi anh Ân (Đà Lạt).

Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền cần phải có những nội dung nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:
a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;
b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Như vậy, có thể hiểu rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Để phòng chống được hành vi rửa tiền, các tổ chức tài chính cần phải ban hành quy định nội bộ phòng chống hành vi rửa tiền để nhận biết kịp thời, rà soát, phát hiện các hành vi có dấu hiệu phạm tội.

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật Phòng chống rửa tiền 2012 qui định như sau:

Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền:
1. Căn cứ vào các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, đối tượng báo cáo phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền với những nội dung chính sau đây:
a) Chính sách chấp nhận khách hàng;
b) Quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng;
c) Giao dịch phải báo cáo;
d) Quy trình rà soát, phát hiện, xử lý và báo cáo giao dịch đáng ngờ; cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ;
đ) Lưu giữ và bảo mật thông tin;
e) Áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn thực hiện giao dịch;
g) Chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền;
i) Kiểm soát và kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.

Như vậy, khi ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền cần phải lưu ý có đầy đủ các nội dung chính như luật định.

Quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền phải có những nội dung gì? Kiểm soát, kiểm toán nội bộ thế nào để phòng chống rửa tiền?

Quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền phải có những nội dung gì? Kiểm soát, kiểm toán nội bộ thế nào để phòng chống rửa tiền? (Hình từ Internet)

Kiểm soát và kiểm toán nội bộ như thế nào để phòng chống rửa tiền?

Căn cứ tại khoản 9 Điều 13 Nghị định 116/2013/NĐ-CP qui định như sau:

Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền
......
9. Kiểm soát và kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền: Cơ cấu, tổ chức, cách thức tiến hành kiểm soát và kiểm toán; thủ tục báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo thời hạn và nội dung báo cáo; quy định về xử lý, khắc phục sai phạm được phát hiện.

Căn cứ tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 31/2014/TT-NHNN quy đinh như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN như sau:
...
4. Bổ sung Điều 10a như sau:

“Điều 10a. Phân công, kiểm toán và đào tạo, bồi dưỡng về phòng, chống rửa tiền
...
2. Kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền
a) Hàng năm, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải tiến hành kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền. Việc kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền có thể được tiến hành độc lập hoặc kết hợp với các nội dung khác. Nội dung kiểm toán nội bộ bao gồm: kiểm tra rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan hệ thống kiểm soát nội bộ, việc tuân thủ quy chế nội bộ và kiến nghị, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác phòng, chống rửa tiền;
b) Mọi vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm toán nội bộ phải được báo cáo cho người phụ trách phòng, chống rửa tiền và người đứng đầu của đối tượng báo cáo để xử lý;
c) Chậm nhất sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải gửi báo cáo kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền cho Cục Phòng, chống rửa tiền.

Như vậy, hằng năm tổ chức tài chính cần phải kiểm soát và kiểm toán nội bộ, hoạt động này cần phải tuân thủ như quy định trên, mọi vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm toán nội bộ cần phải được báo cáo.

Trường hợp nào giao dịch tài chính của khách hàng cần phải được báo cáo?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 116/2013/NĐ-CP qui định như sau:

Xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền
.....
3. Hướng dẫn quy trình báo cáo các giao dịch gồm: Giao dịch có giá trị lớn; giao dịch chuyển tiền điện tử; giao dịch đáng ngờ; giao dịch liên quan tới rửa tiền nhằm tài trợ cho khủng bố; giao dịch liên quan tới hoạt động phạm tội; giao dịch liên quan tới các danh sách cá nhân, tổ chức khủng bố và tài trợ khủng bố theo các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; danh sách đen; danh sách cảnh báo.
.....

Xét thêm căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 116/2013/NĐ-CP qui định như sau:

Báo cáo giao dịch đáng ngờ
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ khi nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có hoặc liên quan tới rửa tiền:
a) Cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có bao gồm: Giao dịch được yêu cầu thực hiện bởi bị can, bị cáo hoặc người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tài sản trong giao dịch là tài sản hoặc có nguồn gốc từ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của cá nhân đó hoặc của cá nhân, tổ chức liên quan tới cá nhân đó, trong hoặc sau thời gian thực hiện hành vi phạm tội;
b) Cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được rút ra từ việc xem xét và phân tích các dấu hiệu đáng ngờ theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 22 Luật phòng, chống rửa tiền.

Như vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu giao dịch tài chính có giá trị lớn, có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có; có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được rút ra từ việc xem xét và phân tích các dấu hiệu đáng ngờ thì tổ chức tài chính cần phải báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để kịp thời phòng chống rửa tiền.

>>> Xem thêm: Tổng hợp quy định về phòng chống rửa tiền Tải

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống rửa tiền

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

Phòng chống rửa tiền
Xây dựng quy định nội bộ và báo cáo về phòng chống rửa tiền
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống rửa tiền có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống rửa tiền Xây dựng quy định nội bộ và báo cáo về phòng chống rửa tiền
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền giai đoạn 2024-2028 đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Pháp luật
Khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản là dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản về phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Cục Phòng chống rửa tiền thuộc cơ quan nào? Cục Phòng chống rửa tiền có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Khi nghi ngờ đối tác liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen trong phòng chống rửa tiền thì có phải trì hoãn giao dịch không?
Pháp luật
Trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền thì Danh sách đen là gì? Khi phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen thì đối tượng báo cáo cần làm gì?
Pháp luật
Cơ quan nào lập danh sách đen trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền? Căn cứ để áp dụng biện pháp trì hoãn khi có giao dịch thuộc Danh sách đen là gì?
Pháp luật
Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không?
Pháp luật
Đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao cần áp dụng những biện pháp tăng cường nào?
Pháp luật
Ngân hàng có được tạo tài khoản vô danh không? Cách xác định chủ sở hữu hưởng tài khoản vô danh là gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào