Quy hoạch hướng tới phát triển bền vững 11 tỉnh đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2030?
- Phạm vi ranh giới quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050?
- Mục tiêu lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050?
- Nguyên tắc lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050?
- Nội dung của lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050?
Phạm vi ranh giới quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050?
Theo Quyết định 492/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, phạm vi ranh giới quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 bao gồm:
- Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính đất liền và không gian biển của thành phố Hà Nội, thành Hải Phòng và 9 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
- Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây, Tây Nam giáp vùng trung du và miền núi phía Bắc;
- Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung;
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
- Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch về mặt không gian được mở rộng đến các khu vực có ảnh hưởng và tác động đến vùng đồng bằng sông Hồng về các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường, quốc phòng - an ninh, liên kết vùng và hợp tác quốc tế.
Lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
Mục tiêu lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050?
Căn cứ vào Quyết định 492/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu của việc lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 là:
- Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng là công cụ quản lý của nhà nước trong việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội, nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực của quốc gia để phát triển đất nước nhanh và bền vững; là cơ sở để lập Quy hoạch các tỉnh trong vùng;
- Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển, các định hướng và giải pháp bố trí không gian phát triển kinh tế - xã hội hợp lý nhằm giải quyết các vấn đề xung đột giữa các ngành, lĩnh vực trên địa bàn vùng khi hoạch định phương án phát triển của từng ngành, từng địa phương trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng. Xác định các ngành có lợi thế của vùng, mục tiêu, phương án và bố trí không gian phát triển các ngành, đảm bảo khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng;
- Xây dựng không gian phát triển vùng đồng bằng sông Hồng trên cơ sở kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng, gắn với khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, địa phương trong vùng. Đồng thời, quy hoạch phải hướng tới phát triển vùng đồng bằng sông Hồng bền vững trên các trụ cột: phát triển kinh tế - bảo đảm an sinh xã hội - bảo vệ môi trường, di sản văn hóa; phát triển bền vững trong dài hạn, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Xây dựng được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thống nhất giữa các địa phương trong vùng, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển của các địa phương trong vùng và của quốc gia.
Nguyên tắc lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050?
Các nguyên tắc chủ đạo trong lập kế hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 là:
- Bảo đảm tuân thủ các quy định về quy trình, nội dung, nguyên tắc lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Bảo đảm tính khả thi trong triển khai, phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực trong giai đoạn 2011 - 2025; 2026 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng;
- Bảo đảm có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan trong lập và triển khai thực hiện quy hoạch; lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp, thành phần xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng có liên quan tới phát triển vùng.
Nội dung của lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050?
Căn cứ vào Quyết định 492/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, Luật Quy hoạch 2017 và Nghị định 37/2019/NĐ-CP, nội dung của lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thười kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 như sau:
- Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng; đánh giá tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quy hoạch vùng.
- Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển vùng các mặt kinh tế, xã hội và môi trường và tổ chức không gian lãnh thổ; xây dựng và lựa chọn kịch bản phát triển.
- Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển vùng.
+ Quan điểm về phát triển vùng;
+ Quan điểm về tổ chức không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ vùng trong thời kỳ quy hoạch;
+ Xây dựng mục tiêu tổng quát phát triển vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức không gian phát triển vùng cho thời kỳ đến năm 2030 và cho từng giai đoạn 5 năm.
- Xây dựng phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng.
- Xây dựng phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bố nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng.
- Phương hướng xây dựng, tổ chức không gian.
- Xây dựng phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng vùng.
- Xây dựng phương hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng.
- Xây dựng phương hướng khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông trên lãnh thổ vùng.
- Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư; luận chứng danh mục dự án quan trọng của vùng, thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
- Xác định các giải pháp và dự kiến nguồn lực thực hiện quy hoạch.
Nguyễn Thành Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy hoạch có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?