Quy trình lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ trong đấu thầu rộng rãi được quy định như thế nào?
- Quy trình lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ trong đấu thầu rộng rãi được quy định như thế nào?
- Việc xác định sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất được trong đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?
- Giá sàn nộp ngân sách nhà nước trong đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được xác định như thế nào?
- Căn cứ nào để lập hồ sơ mời thầu trong đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ là gì?
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ trong đấu thầu rộng rãi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Chương 4 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT quy định quy trình lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ trong đấu thầu rộng rãi được quy định thực hiện theo thứ tự như sau:
(1) Xác định sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất (m2)
(2) Xây dựng giá sàn nộp ngân sách nhà nước (m3)
(3) Lập hồ sơ mời thầu
(4) Đánh giá hồ sơ dự thầu
Trong đấu thầu rộng rãi quy trình lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Việc xác định sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất được trong đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT quy định việc xác định sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất được quy định như sau:
- Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để xác định sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (m2) đối với các dự án chưa giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Trường hợp mặt bằng đã được Nhà nước thu hồi hoàn toàn trước khi mời thầu lựa chọn Nhà đầu tư thì giá trị (m2) được xác định bằng giá trị giải phóng mặt bằng Nhà nước đã chi trả. Nhà đầu tư trúng thầu có trách nhiệm hoàn trả lại chi phí này cho Nhà nước theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Chi phí sơ bộ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của phần diện tích đất cần giải phóng mặt bằng (m2) được xác định trên cơ sở quy định tại điểm i khoản 2 Điều 47 Nghị định 25/2020/NĐ-CP.
Giá sàn nộp ngân sách nhà nước trong đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT quy định công thức xác định giá sàn nộp ngân sách nhà nước như sau:
Giá sàn nộp ngân sách nhà nước (m3) được xác định theo công thức như sau:
m3 = n x (m : 49) |
Trong đó:
n: thời gian khai thác dự án dự kiến mời thầu được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT
m: giá sàn nộp ngân sách nhà nước đối với dự án có thời hạn thuê đất 49 năm, được tính theo công thức quy định tại điểm k khoản 2 Điều 47 Nghị định 25/2020/NĐ-CP và Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT .
Trường hợp không xác định khu đất, quỹ đất tham chiếu theo quy định tại Mục 3 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT hoặc trường hợp đơn vị hành chính cấp tỉnh nơi thực hiện dự án không có khu đất, quỹ đất đáp ứng điều kiện tương đồng về địa điểm, Cơ quan quản lý đường bộ căn cứ Mục 5 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BKHĐT xem xét, quyết định phương pháp xác định phạm vi, khu vực để lựa chọn các khu đất, quỹ đất tham chiếu và hệ số k phù hợp.
Đối với trường hợp này, tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu phải thuyết minh chi tiết về cách thức xác định khu đất, quỹ đất tham chiếu và tương đồng, các thông số đầu vào tương ứng với phương pháp được chọn và lý do đề xuất để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, bảo đảm tuân thủ quy định tại Nghị định 25/2020/NĐ-CP .
Việc xác định (m3) cần căn cứ quy định của Luật Đất đai và các văn bản liên quan để xác định loại đất tương ứng với công trình dịch vụ mời thầu.
Giá trị (m3) được xác định mang tính tương đối, là căn cứ để nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước và độc lập với tiền thuê đất nhà đầu tư phải nộp theo quy định của pháp luật về đất đai
Căn cứ nào để lập hồ sơ mời thầu trong đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT quy định căn cứ để lập hồ sơ mời thầu bao gồm:
- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư) hoặc Quyết định phê duyệt danh mục dự án (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư);
- Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư;
- Quy định hiện hành của pháp luật về chuyên ngành đường bộ, đất đai, đầu tư, xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
Thông tư 1/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2023.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lựa chọn nhà đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỳ kế toán đầu tiên sau khi sáp nhập, sổ kế toán được doanh nghiệp mới ghi phải phản ánh những gì?
- Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu nào?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Cách viết Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 mới nhất? Mẫu Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Tổng hợp mẫu phiếu bầu trong đại hội Đoàn các cấp chuẩn Hướng dẫn 66? Thực hiện chương trình Đại hội đoàn như nào?