Quy trình lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa trong cơ quan nhà nước trong trường hợp đặc biệt được quy định như thế nào?
- Sửa đổi quy trình lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa trong trường hợp đặc biệt để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước?
- Thẩm định phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt như thế nào?
- Điều kiện áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp trong đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước là gì?
Sửa đổi quy trình lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa trong trường hợp đặc biệt để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước?
Căn cứ vào Điều 25 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về quy trình lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa trong trường hợp đặc biệt để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước trước đây như sau:
Quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
1. Người có thẩm quyền lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Thông tư này; đồng thời làm rõ các Điều kiện đặc thù, riêng biệt của gói thầu để làm cơ sở đề xuất phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
2. Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu.
Tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 68/2022/TT-BTC quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2016/TT BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
...
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 25 như sau:
“1. Người có thẩm quyền làm rõ các điều kiện đặc thù, riêng biệt của gói thầu để làm cơ sở đề xuất phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.”
Theo như quy định trên thì hiện này người có thẩm sẽ làm rõ các điều kiện đặc thù, riêng biệt của gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa dịch vụ để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước để làm cơ sở đề xuất phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, thẩm định.
Quy trình lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa trong cơ quan nhà nước trong trường hợp đặc biệt được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm định phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt như thế nào?
Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 104 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của đơn vị thẩm định
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
...
b) Phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu và các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
Tại Điều 26 Luật Đấu thầu 2013 quy định về thẩm định phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt như sau:
- Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Luật Đấu thầu thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Điều kiện áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp trong đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước là gì?
Căn cứ vào Điều 20 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định như sau:
Phạm vi và Điều kiện áp dụng
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự toán mua sắm hoặc thuộc dự toán mua sắm khác.
2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
b) Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của cấp có thẩm quyền;
c) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
d) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
đ) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
e) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
Theo đó, điều kiện để thực hiện hình thức mua sắm trực tiếp trong đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước là:
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của cấp có thẩm quyền;
- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
- Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
- Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
- Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Thông tư 68/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 14/11/2022.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lựa chọn nhà thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?