Quyết định thanh tra lại phải gửi cho những ai? Thời gian gửi quyết định thanh tra lại là khi nào?
Quyết định thanh tra lại phải gửi cho những ai? Thời gian gửi là khi nào?
Căn cứ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.
Căn cứ nội dung được quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2023/NĐ-CP về quyết định thanh tra lại như sau:
Quyết định thanh tra lại
1. Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ ra quyết định thanh tra lại;
b) Phạm vi, nội dung, đối tượng thanh tra lại;
c) Thời hạn thanh tra lại;
d) Thành lập Đoàn thanh tra lại, bao gồm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có), thành viên khác của Đoàn thanh tra.
2. Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người có thẩm quyền quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho người đã ký kết luận thanh tra và đối tượng thanh tra lại.
Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký.
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì quyết định thanh tra lại phải được gửi cho các đối tượng sau:
- Người đã ký kết luận thanh tra;
- Đối tượng thanh tra.
Theo đó, thời gian gửi quyết định thanh tra lại là chậm nhất 05 ngày kể từ ngày ký quyết định.
Quyết định thanh tra lại phải gửi cho những ai? Thời gian gửi quyết định thanh tra lại là khi nào? (Hình từ Internet)
Người ra quyết định thanh tra lại có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ quy định tại Điều 23 Nghị định 43/2023/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra lại như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lại
Khi tiến hành thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các Điều 80, 81 và 82 của Luật Thanh tra và theo quy định của Nghị định này.
Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 80 Luật Thanh tra 2022 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;
c) Quyết định việc trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
d) Quyết định hoặc yêu cầu người có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị sử dụng trái pháp luật;
đ) Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;
e) Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp để ngăn chặn kịp thời đối tượng thanh tra có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản hoặc để bảo đảm thực hiện quyết định thu hồi tài sản của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
g) Quyết định kiểm kê tài sản;
h) Quyết định thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát;
i) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với đối tượng thanh tra hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra nếu có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho hoạt động thanh tra;
k) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở hoạt động thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra;
l) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;
m) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra;
n) Đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra;
o) Ban hành kết luận thanh tra;
p) Chuyển hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan cùng với văn bản kiến nghị khởi tố sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 68 của Luật này;
q) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
r) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
Như vậy, người ra quyết định thanh tra lại có 17 nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
Trình tự, thủ tục thanh tra lại gồm mấy bước?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 43/2023/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thanh tra lại được thực hiện theo 09 bước sau:
- Bước 1: Ban hành quyết định thanh tra
- Bước 2: Công bố quyết định thanh tra
- Bước 3: Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
- Bước 4: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
- Bước 5: Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
- Bước 6: Báo cáo kết quả thanh tra
- Bước 7: Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra
- Bước 8: Ban hành kết luận thanh tra
- Bước 9: Công khai kết luận thanh tra.
Nội dung cụ thể từng bước sẽ được thực hiện theo mục 2, mục 3 và mục 4 Chương IV Luật Thanh tra 2022.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP được áp dụng kể từ ngày 15/8/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Tại đây
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra lại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?