Quyết định thi hành án phạt trục xuất được quy định như thế nào? Ai sẽ chịu chi phí thi hành án phạt trục xuất?
Quyết định thi hành án phạt trục xuất được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 118 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Quyết định thi hành án phạt trục xuất
1. Trường hợp trục xuất là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung trong trường hợp hình phạt chính là phạt tiền thì Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án. Quyết định phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; hình phạt bổ sung; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành.
2. Trường hợp trục xuất là hình phạt bổ sung thì quyết định thi hành án phải ghi đầy đủ hình phạt chính và hình phạt bổ sung, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo như quy định trên thì nếu hình phạt trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung thì Tòa án xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án phạt trục xuất.
Trong quyết định phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; hình phạt bổ sung; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành.
Quyết định thi hành án phạt trục xuất được quy định như thế nào? Ai sẽ chịu chi phí thi hành án phạt trục xuất? (Hình từ Internet)
Quyết định thi hành án phạt trục xuất được gửi cho những cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 119 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:
Thông báo thi hành án phạt trục xuất
1. Trường hợp ra quyết định thi hành án phạt trục xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này, Tòa án phải gửi ngay quyết định cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh và Viện kiểm sát cùng cấp, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải tống đạt quyết định thi hành án cho người chấp hành án và thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam. Trường hợp người chấp hành án đang bị tạm giam thì phải gửi quyết định này cho trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi đang tạm giam người đó để tống đạt cho người chấp hành án.
2. Trường hợp phạm nhân có hình phạt bổ sung là trục xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 118 của Luật này thì 02 tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù, Giám thị trại giam phải thông báo bằng văn bản cho phạm nhân đó và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi trại giam đóng. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam.
Theo đó, quyết định thi hành án phạt trục xuất sẽ được Tòa án xét xử sơ thẩm gửi đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh và Viện kiểm sát cùng cấp, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Ai sẽ chịu chi phí thi hành án phạt trục xuất?
Căn cứ vào Điều 124 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định như sau:
Chi phí trục xuất
Người chấp hành án phạt trục xuất phải chịu chi phí vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam; trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất không có khả năng tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam giải quyết kinh phí đưa người chấp hành án phạt trục xuất về nước; trường hợp đã yêu cầu mà cơ quan, tổ chức đó vẫn chưa giải quyết được kinh phí nhưng vì lý do an ninh quốc gia cần phải trục xuất ngay thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an quyết định việc sử dụng ngân sách nhà nước chi trả vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển cho người chấp hành án phạt trục xuất.
Như vậy, người chấp hành án phạt trục xuất phải chịu chi phí vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam; trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất không có khả năng tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam giải quyết kinh phí đưa người chấp hành án phạt trục xuất về nước;
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trục xuất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?