Rằm tháng 4 là ngày gì? Rằm tháng 4 rơi vào thứ mấy? Người lao động có được nghỉ vào ngày rằm tháng 4 không?

Rằm tháng 4 là ngày gì? Rằm tháng 4 rơi vào thứ mấy? Người lao động có được nghỉ vào ngày rằm tháng 4 không? Thắc mắc của M.K ở Đồng Nai.

Rằm tháng 4 là ngày gì? Rằm tháng 4 rơi vào thứ mấy?

>> Xem thêm: Lễ Phật đản 2024 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày lễ Phật đản 2024 không?

Hằng năm, cứ vào rằm tháng 4, Phật tử khắp nơi trên thế giới lại hân hoan chào đón một sự kiện đặc biệt, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong năm. Vậy ngày rằm tháng 4 là ngày gì? Ngày rằm tháng Tư rơi vào thứ mấy trong tuần?. Cùng tìm hiểu ngày rằm tháng 4 là ngày gì? Ngày rằm tháng Tư rơi vào thứ mấy nhé.

Ngày rằm tháng 4 hằng năm chính là ngày kỷ niệm Phật Đản Sanh hay còn được gọi là lễ Phật Đản.

Đây là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Lễ Phật Đản chính là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha.

Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 Âm lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo (tổ chức ngày 25/5 đến 8/6/1950) thì 26 nước thành viên đã thống nhất ngày lễ Phật Đản quốc tế chính là ngày rằm tháng Tư Âm lịch hằng năm.

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là một ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.

Năm nay, ngày rằm tháng tư năm 2024 rơi vào thứ tư ngày 22 tháng 5 năm 2024 Dương lịch.

Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Rằm tháng 4 là ngày gì? Rằm tháng 4 rơi vào thứ mấy? Người lao động có được nghỉ vào ngày rằm tháng 4 không?

Rằm tháng 4 là ngày gì? Rằm tháng 4 rơi vào thứ mấy? Người lao động có được nghỉ vào ngày rằm tháng 4 không? (Hình từ internet)

Người lao động có được nghỉ vào ngày rằm tháng 4 năm 2024 không?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Ngoài ra, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, ngày nghỉ hằng tuần sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thông thường thì ngày nghỉ hằng tuần sẽ được sắp xếp và thứ 7, chủ nhật hoặc chỉ ngày chủ nhật.

Như vậy, ngày rằm tháng 4 năm 2024 tức ngày lễ Phật Đản không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ theo quy định và ngày rằm tháng 4 cũng rơi vào ngày thứ 4. Do đó người lao động không được nghỉ vào này, người lao động có lịch làm việc vẫn phải đi làm bình thường.

Nếu ngày rằm tháng 4 năm 2024 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ làm.

Tuy nhiên, người lao động cũng có thể chủ động xin nghỉ phép theo diện phép năm hoặc nghỉ không lương vào ngày rằm tháng 4 năm 2024.

Cá nhân có hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong lễ hội bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cá nhân có hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định trong lễ hội thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ Phật Đản

Nguyễn Văn Phước Độ

Lễ Phật Đản
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lễ Phật Đản có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào