Rằm tháng 7 Âm lịch 2024 là ngày mấy dương lịch? Thắp hương, đốt vàng mã cúng cô hồn vào rằm tháng 7 có bị phạt tiền không?
Rằm tháng 7 Âm lịch 2024 là ngày mấy dương lịch?
Rằm tháng 7 Âm lịch 2024 là ngày 15/7 Âm lịch.
Đây là ngày lễ lớn của Phật Giáo Việt Nam, ngày này còn gọi là Lễ Vu Lan, Lễ Xá Tội Vong Nhân, Lễ Cúng Cô Hồn, hay Tiết Trung Nguyên.
Vào ngày này, con cái sẽ tri ân, báo đáp công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ, tham gia cúng bái, tụng kinh, phóng sinh, làm từ thiện.
Vào ngày 15/7 âm lịch người ta sẽ thường cúng cô hồn nhằm xua đi xui xẻo và mang lại may mắn, bình an cho gia đình.
Rằm tháng 7 Âm lịch 2024 (15/7) rơi vào Chủ nhật ngày 18/8/2024 dương lịch.
>> Xem thêm: Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào?
>> Xem thêm: Trung nguyên 2024 vào ngày nào, thứ mấy?
>> Xem thêm: Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 gồm những gì?
>> Xem thêm: Mâm cúng chay Rằm tháng 7
>> Xem thêm: Rằm tháng 7 là ngày gì?
>> Xem thêm: 19 tháng 8 năm 2024 là ngày gì? 19 8 là ngày gì của Công an?
>> Xem thêm: Kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống công an nhân dân
>> Xem thêm: Tết Trung Nguyên 2024 là gì?
>> Xem thêm: Ngày xá tội vong nhân 2024? Vong nhân là gì?
>> Xem thêm: Ngày lễ báo hiếu cha mẹ 2024, lời chúc Vu lan báo hiếu
Rằm tháng 7 Âm lịch 2024 là ngày mấy dương lịch? Thắp hương, đốt vàng mã cúng cô hồn vào rằm tháng 7 có bị phạt tiền không? (Hình từ Internet)
Thắp hương, đốt vàng mã cúng cô hồn vào rằm tháng 7 có bị phạt tiền không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
...
Như vậy, việc thắp hương, đốt vàng mã cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7 nếu không đúng nơi quy định người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Rằm tháng 7 người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì rằm tháng 7 không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Theo đó, nếu rằm tháng 7 trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ.
Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ lễ trong ngày rằm tháng 7.
Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày rằm tháng 7 thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào ngày rằm tháng 7 của người lao động được tính thế nào?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Thêm vào đó, như đã phân tích ở trên thì rằm tháng 7 không phải là ngày nghỉ lễ, tết được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Như vậy, người lao động làm thêm giờ ban ngày vào ngày rằm tháng 7 được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
- Nếu rằm tháng 7 rơi vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Nếu rằm tháng 7 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Rằm tháng 7 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?