Sẽ thông qua Luật Nhà giáo và 5 chính sách quan trọng trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo vào kỳ họp Quốc hội thứ 8?

Tôi muốn hỏi sẽ thông qua Luật Nhà giáo và 5 chính sách quan trọng trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo vào kỳ họp kỳ họp thứ 8 đúng không? - câu hỏi của chị Quyên (Quận 5)

Sẽ thông qua Luật Nhà giáo và 5 chính sách quan trọng trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo vào kỳ họp kỳ họp Quốc hội thứ 8?

Ngày 07/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2023.

Theo đó, đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo là một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023

Cụ thể:

- Chính phủ đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Chính phủ nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sự cần thiết ban hành luật Nhà giáo và 05 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo gồm:

(1) Định danh nhà giáo;

(2) Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo;

(3) Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo;

(4) Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo;

(5) Quản lý nhà nước về nhà giáo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về lĩnh vực nhà giáo; tổng kết, rà soát kỹ lưỡng pháp luật hiện hành để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Trong quá trình soạn thảo Luật, cần khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay để thiết kế các chính sách theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, có tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với vai trò, vị trí việc làm của nhà giáo, có chính sách ưu đãi, khen thưởng, tôn vinh phù hợp; nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế, tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, truyền thông chính sách để tăng tính thuyết phục khi thông qua chính sách, bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện khi luật được ban hành.

- Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo là xây dựng luật mới, khó, đối tượng rộng, tác động lớn, có nhiều chính sách quan trọng, liên quan đến nhiều luật, cần có chính sách ưu tiên về nguồn lực và tổ chức thực hiện. Do thời gian dự kiến để trình Chính phủ, Quốc hội thông qua không nhiều nên Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động bố trí nguồn lực về tài chính, chuyên gia để soạn thảo luật, bảo đảm đúng tiến độ, nâng cao chất lượng của dự án Luật khi trình Chính phủ.

- Đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2024 để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5 năm 2024), thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024) Quốc hội khóa XV.

Sẽ thông qua Luật Nhà giáo và 5 chính sách quan trọng trong Đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo vào kỳ họp kỳ họp Quốc hội thứ 8? (Hình từ Internet)

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật Lưu trữ sửa đổi có đúng không?

Tại Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023 cũng có đề cập về dự án Luật Lưu trữ sửa đổi như sau:

- Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật; nội dung dự thảo Luật đã cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới công tác lưu trữ trong điều kiện mới, khắc phục những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa các tài liệu, tư liệu lưu trữ phù hợp với chủ trương phát triển Chính phủ số, xã hội số.

- Bộ Nội vụ tiếp tục đánh giá tổng kết thi hành Luật Lưu trữ năm 2011 và các quy định pháp luật liên quan đề kế thừa các quy định còn phù hợp, bổ sung các quy định để khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế phát sinh trên thực tiễn; nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế bảo đảm phù hợp với đặc điểm văn hóa, truyền thống, lịch sử và điều kiện thực tế của Việt Nam: cải cách thủ tục hành chính trong quản lý lưu trữ; nghiên cứu tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Luật về một số vấn đề cụ thể như sau:

+ Rà soát dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các Luật có liên quan;

+ Nghiên cứu quy định rõ các khái niệm;

+ Về thời hạn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử, nghiên cứu tiếp thu theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tài liệu lưu trữ nhằm phát huy giá trị tài liệu lưu trữ;

+ Về Quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia tài liệu lưu trữ đối với tài liệu của các ngành quốc phòng, công an, ngoại giao, nghiên cứu tiếp thu theo hướng;

+ Hoàn thiện chính sách về lưu trữ tư theo hướng: xác định rõ đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ tư;

+ Nghiên cứu hoàn thiện các quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ bảo đảm nguyên tắc thống nhất, công bằng.

Sẽ thông qua Luật Hóa chất sửa đổi tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội thứ XV đúng không?

Tại Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023, cũng có nêu rõ về Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) như sau:

Chính phủ cơ bản thống nhất với 04 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật như đề xuất của Bộ Công Thương, bao gồm:

(1) Phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại;

(2) Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời;

(3) Quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm;

(4) Nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn hóa chất.

Đồng thời, Bộ Tư pháp tổng hợp Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) vào Đề nghị của Chính phủ bổ sung Chương trình xây dựng Luật năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phiên họp Chính phủ

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

Phiên họp Chính phủ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phiên họp Chính phủ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phiên họp Chính phủ
MỚI NHẤT
Pháp luật
4 quyết nghị tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024 tại Nghị quyết 82/NQ-CP bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Những nội dung đáng chú ý tại phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2023 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương là gì?
Pháp luật
Nghị quyết 185/NQ-CP yêu cầu cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, khẩn trương báo cáo phương án xử lý các ngân hàng yếu kém?
Pháp luật
Biểu quyết các quyết định tại phiên họp của Chính phủ ngang nhau giải quyết như thế nào? Thành viên Chính phủ nếu vắng mặt trong phiên họp có bắt buộc phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý không?
Pháp luật
Một số chính sách mới quan trọng từ 20/5/2023 về cấp sổ đỏ, đấu giá quyền sử dụng đất và đề án ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn?
Pháp luật
Nghị quyết 144/NQ-CP 2023 về Phiên họp Chính phủ tháng 8? Tình hình KT-XH 8 tháng đầu năm ra sao?
Pháp luật
Chính sách mới được ban hành 15/5-19/5/2023 tại các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ?
Pháp luật
Tòa án nhân dân tối cao chỉ thị phổ biến nội dung Nghị quyết 63/2022/QH15 đến các Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án?
Pháp luật
Những nội dung chính được chú trọng tại Nghị quyết Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023?
Pháp luật
Sửa đổi quy định về giá bán lẻ điện trong tháng 8/2023? Trách nhiệm của Bộ Công thương theo Nghị quyết 124 ra sao?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào