Số khối trong hóa học là gì? Số khối kí hiệu là gì? Công thức tính số khối? Cách tính số khối của nguyên tử?
Số khối trong hóa học là gì? Số khối kí hiệu là gì? Công thức tính số khối? Cách tính số khối của nguyên tử thế nào?
"Số khối trong hóa học là gì?" "Số khối kí hiệu là gì?" "Công thức tính số khối?" "Cách tính số khối của nguyên tử thế nào?" là những câu hỏi được quan tâm trong Chương trình Hóa học của học sinh. Vậy:
"Số khối trong hóa học là gì?" "Số khối kí hiệu là gì?"
Nguyên tử được cấu tạo từ những tiểu phân nhỏ hơn: electron và hạt nhân. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo nên lớp vỏ electron. Hạt nhân thì được cấu tạo từ các hạt proton (p) và neutron (n).
Số khối là tổng của số proton và neutron (nơtron) có mặt trong một nguyên tử. Số khối kí hiệu là A
"Công thức tính số khối?" "Cách tính số khối của nguyên tử thế nào?"
Số khối và tổng của số proton và neutron có mặt trong một nguyên tử. Số khối kí hiệu là A và được tính là:
A = N + Z
Trong đó:
+ ( A ) là số khối,
+ ( Z ) là số proton,
+ ( N ) là số neutron.
Ví dụ:
Nguyên tử Cacbon-12 có 6 proton và 6 neutron, nên số khối của nó là:
A = Z + N = 6 + 6 = 12
Số khối trong hóa học là gì? Số khối kí hiệu là gì? Công thức tính số khối? Cách tính số khối của nguyên tử? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào?
Theo Mục VII Chương trình Hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ việc đánh giá kết quả giáo dục môn Hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông thực hiện như sau:
(1) Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
(2) Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn Hóa học. Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Hoá học.
(3) Hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá:
- Hình thức đánh giá: Kết hợp các hình thức đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên), đánh giá tổng kết (đánh giá định kì) đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế bảo đảm đánh giá toàn diện, thường xuyên và tích hợp vào trong các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá:
+ Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh. Phối hợp đánh giá tình huống; đánh giá qua trắc nghiệm; đánh giá qua dự án và hồ sơ; đánh giá thông qua phản hồi và phản ánh; đánh giá thông qua quan sát.
+ Kết hợp đánh giá sản phẩm học tập (bài kiểm tra tự luận, bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, trả lời miệng, thuyết trình, bài thực hành thí nghiệm, dự án nghiên cứu,…) với đánh giá qua quan sát (thái độ và hành vi trong thảo luận, làm việc nhóm, làm thí nghiệm, tham quan thực địa,…).
(4) Lựa chọn các phương pháp, công cụ phù hợp để đánh giá một năng lực cụ thể.
- Để đánh giá thành phần năng lực nhận thức hoá học, có thể sử dụng các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... đòi hỏi học sinh phải trình bày, so sánh, hệ thống hoá kiến thức hay phải vận dụng kiến thức để giải thích, chứng minh, giải quyết vấn đề.
- Để đánh giá thành phần năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học, có thể sử dụng các phương pháp, công cụ sau:
+ Bảng kiểm hoặc ghi chép kết quả quan sát của giáo viên theo các tiêu chí đã xác định về tiến trình thực hiện thí nghiệm và các nhiệm vụ tìm tòi, khám phá của học sinh,...
+ Các câu hỏi, bài kiểm tra nhằm đánh giá hiểu biết của học sinh về kĩ năng thí nghiệm; khả năng suy luận để rút ra hệ quả, phương án kiểm nghiệm, xử lí các dữ liệu đã cho để rút ra kết luận; khả năng thiết kế thí nghiệm hoặc nghiên cứu để thực hiện một nhiệm vụ học tập được giao và đề xuất các thiết bị, kĩ thuật thích hợp,...
+ Báo cáo kết quả thí nghiệm, thực hành, làm dự án nghiên cứu,…
- Để đánh giá thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, có thể yêu cầu học sinh trình bày vấn đề thực tiễn cần giải quyết, trong đó phải sử dụng được ngôn ngữ hoá học, các bảng biểu, mô hình, kĩ năng thực nghiệm,... để mô tả, giải thích hiện tượng hoá học trong vấn đề đang xem xét; sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề học tập, đặc biệt là các vấn đề thực tiễn.
Đặc điểm môn Hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào?
Theo Mục VII Chương trình Hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ đặc điểm môn Hóa học trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
+ Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất.
+ Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Những tiến bộ trong lĩnh vực hoá học gắn liền với sự phát triển của những phát hiện mới trong các lĩnh vực của các ngành sinh học, y học và vật lí. Hoá học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành vật liệu, năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông - lâm - ngư nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
+ Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
+ Nội dung môn Hoá học được thiết kế thành các chủ đề vừa bảo đảm củng cố các mạch nội dung, phát triển kiến thức và kĩ năng thực hành đã hình thành từ cấp học dưới, vừa giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các kiến thức cơ sở chung của hoá học, làm cơ sở để học tập, làm việc, nghiên cứu.
Trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức hoá học được chọn ba chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường. Các chuyên đề này nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình giáo dục phổ thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?