Số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được xác định như thế nào? Mức phí thẩm định dự án tối đa là bao nhiêu?
Số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 28/2023/TT-BTC, số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được xác định dựa trên tổng mức đầu tư (tính theo giá trị đề nghị thẩm định) và mức thu phí (quy định tại Biểu mức thu phí).
Theo đó, công thức tính số tiền phí thẩm định tự án đầu tư xây dựng như sau:
Trong trường hợp dự án có tổng mức đầu tư nằm trong khoảng giữa các tổng mức đầu tư ghi trên Biểu mức thu phí thì số phí thẩm định được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- là phí thẩm định cho dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đơn vị tính: tỷ lệ %).
- là quy mô giá trị của dự án thứ i cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị dự án).
- là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị dự án).
- là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị dự án).
- là phí thẩm định cho dự án thứ i tương ứng (đơn vị tính: tỷ lệ %).
- là phí thẩm định cho dự án thứ i tương ứng (đơn vị tính: tỷ lệ %).
Số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được xác định như thế nào? Mức phí thẩm định dự án tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng từ ngày 01/7/2023 là bao nhiêu?
Ngày 12/5/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 28/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.
Theo đó, mức thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được xác định theo Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 28/2023/TT-BTC.
Cụ thể như sau:
Trong đó:
- Mức thu phí tính theo tỷ lệ % trên tổng mức đầu tư dự án được áp dụng tại từng cơ quan thẩm định.
- Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng tối đa không quá 150.000.000 đồng/tổng mức đầu tư dự án/cơ quan thẩm định và tối thiểu không dưới 500.000 đồng/tổng mức đầu tư dự án/cơ quan thẩm định.
Mức phí thẩm định đối với dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh được xác định ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 28/2023/TT-BTC như sau:
Mức thu phí
...
5. Đối với dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh
a) Trường hợp điều chỉnh dự án mà có sử dụng nội dung thẩm định thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư đã thẩm định trước khi điều chỉnh: Mức thu phí bằng 50% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trường hợp điều chỉnh dự án không sử dụng nội dung thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư đã thẩm định trước khi điều chỉnh: Mức thu phí bằng 100% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, mức thu phí thẩm định đối với dự án đầu tư xây dựng được xác định theo nội dung nêu trên.
Việc quản lý và sử dụng phí được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 28/2023/TT-BTC có quy định như sau:
Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (phí do cơ quan trung ương quản lý thu thì nộp vào ngân sách trung ương, phí do cơ quan địa phương quản lý thu thì nộp vào ngân sách địa phương). Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được để lại một phần tiền phí thẩm định thu được để trang trải chi phí cho việc thẩm định và thu phí, cụ thể:
a) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công (vốn ngân sách nhà nước): Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định được để lại 90% trên số tiền phí thu được và 10% nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư và dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước): Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định được để lại 50% trên số tiền phí thu được và 50% nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được để lại 90% trên số tiền phí thu được để chi cho công việc thẩm định và thu phí; nộp 10% trên số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (phí do đơn vị thuộc trung ương quản lý thu thì nộp vào ngân sách trung ương, phí do đơn vị thuộc địa phương quản lý thu thì nộp vào ngân sách địa phương) theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Tiền phí được để lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP.
Như vậy, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được xác định theo nội dung quy định nêu trên.
Thông tư 28/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự án đầu tư xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?